Bị mắc kẹt giữa nệm và thanh chắn giường, bé gái 7 tháng tuổi tử vong thương tâm: Lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ

Chăm sóc con 08/04/2021 09:15

Bé Yurri Chua Le En (7 tháng tuổi) đã bị ngạt thở vì mắc kẹt vào khoảng trống rộng khoảng 8cm giữa nệm và thanh chắn giường, do bố mẹ muốn tập cho em tính tự lập ngay khi còn bé.

Theo nguồn tin từ CNA, vụ việc đau lòng xảy ra ở Jurong, Singapore từ đầu năm 2019. Một cặp vợ chồng trẻ vì muốn con gái quen dần với việc ngủ riêng và cũng để rèn luyện tính tự lập. Vì thế, ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, cô bé Yurri Chua Le En đã được để ngủ ở phòng riêng.

Vào hôm xảy ra sự việc, cả bố mẹ của Yurri Chua Le En đều bị ốm, vì không muốn cô bé bị lây bệnh, họ đã để Le En ngủ một mình trong phòng riêng, nhưng vẫn thường xuyên qua lại trông nom tình hình cô bé.

Theo lời kể của người mẹ, khoảng 21h ngày 14/1/2019, sau khi cho Le En bú sữa như mọi ngày, cô đã đặt cô bé lên một tấm chăn trải ở giữa nệm trên chiếc giường lớn trong phòng ngủ.

Khoảng 2 tiếng sau, bố Le En sang phòng cô bé một lần nữa để trông chừng và chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp, nhưng không thấy tình hình bất thường. Cô bé vẫn ngủ rất ngon không quấy khóc hay cựa quậy. Cả bố mẹ Le En đều xác nhận, họ không nghe bất kỳ tiếng động gì phát ra từ phòng cô bé.

mac ket giua nem va thanh chan giuong 1
Cô bé Le En qua đời vào lúc 8h cùng ngày tại nhà riêng do ngạt vì bị tắc nghẽn đường thở ở miệng và mũi - Ảnh: Internet

Sáng ngày 15/1/2019, khoảng 7h người bố vào phòng để đánh thức cô bé, nhưng ông đã vô cùng hoảng hốt khi phát hiện con gái gần như nằm gọn trong khe hở giữa nệm và thanh chắn an toàn phía dưới chân giường. Mặt của Le En lúc đó quay về phía thanh chắn và không có phản ứng.

Cha mẹ cô bé ngay lập tức gọi điện cho bác sĩ đến nhà nhưng Le En không qua khỏi. Cô bé qua đời vào lúc 8h cùng ngày tại nhà riêng.

Qua khám nghiệm tử thi, bác sĩ Chan Shijia – chuyên gia tư vấn bệnh lý pháp y thuộc Phòng Pháp Y của Cơ quan Khoa học Y tế đã xác nhận cô bé chết do ngạt vì bị tắc nghẽn đường thở ở miệng và mũi. Cũng theo bác sĩ Chan, cô bé còn quá nhỏ một khi đã mắc kẹt giữa nệm và thanh chắn giường như vậy thì rất khó có thể bò hay trèo ra được.

Một số lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng

Câu chuyện của cô bé Le En là sự việc đáng buồn ngoài ý muốn, vì vậy để không phải gặp vấn đề bất trắc, những bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi cho con ngủ riêng.

Cẩn thận khi chọn cỡ giường cho bé: Việc ngủ trên một chiếc giường quá lớn có thể khiến trẻ sợ hoặc cảm thấy hoang mang. Vì vậy, bố mẹ nên chọn một chiếc giường vừa phải, có thiết kế đáng yêu dành cho con.

Độ tuổi thích hợp: Độ tuổi hợp lý để trẻ ngủ riêng là 3 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu phát triển nhận thức và khả năng ghi nhớ. Thế nên, việc để trẻ ngủ riêng sẽ giúp trẻ tự lập sớm hơn và cũng dễ hơn khi trẻ đang tò mò về thế giới xung quanh.

Chú ý đến cảm xúc của con: Mỗi bé sẽ có một chuẩn riêng của mình. Bố mẹ không nên bắt bé rời khỏi cũi và ngủ giường chỉ vì bé đã 3 tuổi. Thay vào đó, bố mẹ nên chú ý cảm xúc và cách thể hiện của con để xác định thời điểm thích hợp. Nếu bé chưa sẵn sàng, mẹ có thể vẫn cho bé ngủ trong nôi và quay trở lại giường vào lúc phù hợp.

mac ket giua nem va thanh chan giuong 2
Để không phải gặp vấn đề bất trắc, những bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi cho con ngủ riêng - Ảnh minh họa: Internet

Đảm bảo an toàn cho bé: Tùy vào thói quen ngủ của con, mẹ có thể cân nhắc có nên sử dụng thanh chặn cho giường của con hay không. Để tránh trường hợp bé lăn và rơi khỏi giường mỗi đêm, mẹ có thể lắp thanh chặn cho đến khi con được 4, 5 tuổi.

Chú ý quan sát nhu cầu giấc ngủ của bé: Trẻ em 3 tuổi cần ngủ một giấc dài khoảng 11 tiếng vào buổi tối và khoảng 1 -2 tiếng rưỡi vào buổi trưa. Tùy theo nhu cầu của bé, mẹ nên chủ động giờ ngủ phù hợp. Thông thường, giờ đi ngủ của các bé sẽ từ 7-9 giờ tối và bé sẽ thức dậy vào 6-8 giờ sáng hôm sau.

Việc cho con trẻ ngủ riêng có mặt tốt cũng có mặt hại, nó giúp trẻ rèn luyện tính tự lập không bị phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy nhiên, khi cho con ra ngủ riêng, bố mẹ cũng cần quan tâm và chú ý đến giấc ngủ của bé, tránh xảy ra sự việc đau lòng như câu chuyện của Le En.

Điều trị 350 ca trẻ em dậy thì sớm mỗi năm, bác sĩ cho biết những dấu hiệu bất thường ở trẻ mà phụ huynh hay bỏ qua

TS.BS Bùi Phương Thảo (Phó trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, nếu như 10 năm trước khoa Nội tiết tiếp nhận 10 trẻ/năm đến khám và điều trị vì dậy thì sớm thì những năm gần đây con số này đã tăng 350 trẻ/năm.

TIN MỚI NHẤT