Một bé trai tên Tiểu Minh đột nhiên bị sưng vùng mắt bố mẹ đưa em đi khám chết đứng vì thứ được lấy ra từ mắt của con mình.
- Loại quả rẻ bèo nhưng cực tốt cho não thai nhi, mẹ bầu lại giảm ốm nghén, mang thai tội gì không ăn
- Trẻ nặng vía quấy đêm mãi không thôi, mẹ dùng những mẹo sau đảm bảo con ngoan ngủ ngon tới sáng
Dạo gần đây, Tiểu Minh (2 tuổi) sống tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) nói với bố rằng em cảm thấy khó chịu, có triệu chứng sưng viêm ở mắt. Tiểu Minh được bố dẫn đến bệnh viện khám và phát hiện trong mắt của em có một ký sinh trùng màu trắng.
Bác sĩ khoa mắt Đồ Tịnh, công tác tại bệnh viện Huadu People's Hospital cho biết: "Tiểu Minh cảm thấy khó chịu ở mắt nên tôi dự đoán có dị vật rơi vào mắt. Khi sử dụng đèn kiểm tra, phát hiện tại túi kết mạc mắt của bệnh nhi có một con ký sinh trùng màu trắng đang di chuyển".
Do Tiểu Minh cảm thấy khó chịu nghiêm trọng ở mắt, nên bác sĩ Đồ Tịnh chỉ có thể tiến hành gây tê bề mặt niêm mạc mắt và sử dụng tăm bông gắp ký sinh trùng. Khi gắp ký sinh trùng đặt vào khăn khử trùng, bác sĩ Đồ Tịnh nhận thấy ký sinh trùng dài 1,5cm không ngừng chuyển động, nhúc nhích khoảng 1 phút mới ngừng lại.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Đồ Tịnh xác nhận đây là ký sinh trùng giun tròn Thelazia callipaeda, ký sinh trùng này chủ yếu hút máu ở túi kết mạc mắt. Nếu không gắp ký sinh trùng ra khỏi mắt bệnh nhi sẽ gây nên tình trạng khó chịu, ngứa, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến xung huyết giác mạc, thị lực suy giảm, thậm chí đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Bác sĩ Đồ Tịnh cho biết: "Giun tròn Thelazia callipaeda chủ yếu sống ký sinh ở túi kết mạc mắt của động vật như chó, mèo, trường hợp sống ký sinh ở mắt người là khá hiếm".
Hóa ra, cách đây không lâu bé Tiểu Minh đã được bố dẫn về thăm quê. Bé đã tiếp xúc với chó, mèo và có thể quên rửa tay, dụi mắt dẫn đến nhiễm ký sinh trùng từ động vật.
Bác sĩ Đồ Tịnh nhắn nhủ: "Bố mẹ không nên cho trẻ áp mặt vào chó, mèo hoặc có những tiếp xúc thân mật như hôn hít. Sau khi trẻ tiếp xúc với động vật, trẻ cần phải rửa tay. Chú ý vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng mắt, khi trẻ mắc bệnh cần nhanh chóng đứa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời".
Theo các chuyên gia nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh nuôi con nhỏ cần đưa trẻ đi khám định kỳ như sau:
Trẻ nhỏ từ lúc mới sinh cho đến 3-5 tuổi thường gặp những vấn đề về tật khúc xạ, bị lé. Thông thường, các bà mẹ hay mắc phải một sai lầm, là đợi trẻ lớn mới cho đi khám vì sợ bé không hợp tác được. Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám mắt ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như là bị lé, nháy mắt hay dụi mắt thường xuyên, nheo mắt, đến gần để nhìn hoặc là nghiêng đầu nhìn, chảy nước mắt… tất cả những bất thường về mắt hoặc nhìn thấy ánh đồng tử trắng, hoặc ở những bé có nhiều nguy cơ như là trẻ sinh non.
Lần khám đầu tiên: từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi.
Lần khám tiếp theo: khoảng 6 tháng tuổi, để phát hiện những tình trạng lé, sự phát triển của cơ vận nhãn, những bất thường về cấu trúc của mắt.
Lần khám thứ 3: từ 2 - 3 tuổi, bé cần phải được kiểm tra.
Lựa chọn đúng kính đeo mắt nếu trẻ có tật khúc xạ
Khi mới lên 5-6 tuổi, cơ quan thị giác của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế việc lựa chọn kính đeo khi mắt bị bệnh cần thận trọng. Vì nếu đeo không đúng cách sẻ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thị giác của trẻ.
Chính vì thế, việc lựa chọn chiếc kính sao cho phù hợp với trẻ là hết sức cần thiết và cần được tiến hành một cách thận trọng. Mỗi tật khúc xạ ở mắt trẻ yêu cầu một loại kính khác nhau và cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa mắt. Thông thường thì sau khi phát hiện con mình có những bất thường về mắt và thị lực, các bậc phụ huynh cần đưa con đến chuyên khoa mắt khám toàn diện để xác định trẻ có cần phải đeo kính hay không.