Cảnh báo từ chuyện bé gái Bình Dương phải tháo lồng ruột: Những dấu hiệu cha mẹ không thể cho qua

Chăm sóc con 12/03/2019 05:30

Lồng ruột là một bệnh ngoại khoa trầm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ em. Vậy nên, cha mẹ hãy chú ý nếu con có những dấu hiệu khác lạ này:

Cứu sống bé gái 10 tháng tuổi bị lồng ruột cấp.

Bé gái Trương Ngô T.A. (10 tháng tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) được chuyển đến Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn ói nhiều theo cơn.

Cảnh báo từ chuyện bé gái Bình Dương phải tháo lồng ruột: Những dấu hiệu cha mẹ không thể cho qua - Ảnh 1

Ngay lập tức, các bác sĩ khoa cấp cứu tiến hành thăm khám và cho chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cùng với hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bé A. bị lồng ruột cấp và chỉ định tháo lồng ruột bằng hơi.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Đạt – Khoa Ngoại tổng quát cho biết, tình trạng lồng ruột của bệnh nhi này là rất nguy hiểm.

Trước tình huống trên, các bác sĩ quyết định thực hiện thủ thuật tháo lồng dưới sự hỗ trợ máy tháo lồng bằng hơi. Hiện tại, bệnh nhi ổn định và đã được xuất viện sau một ngày theo dõi.

Cảnh báo từ chuyện bé gái Bình Dương phải tháo lồng ruột: Những dấu hiệu cha mẹ không thể cho qua - Ảnh 2

Theo các bac sĩ, nếu bệnh nhi trên đưa vào bệnh viện chậm trễ hơn thì nguy cơ đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử, ảnh hưởng đến tính mạng.

Đây cũng là trường hợp bị lồng ruột rất hiếm gặp, vì bệnh nhi chưa đầy 1 tuổi. Thông thường trẻ bị lồng ruột là từ 2 đến 3 tuổi trở lên.

Các biểu hiện cần lưu ý

Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.

Cảnh báo từ chuyện bé gái Bình Dương phải tháo lồng ruột: Những dấu hiệu cha mẹ không thể cho qua - Ảnh 3

Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.

Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm ngay sau cơn đau hoặc xuất hiện muộn sau 24h. Xuất hiện 95 % ở trẻ còn bú.

Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn.

Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột, cha mẹ biết sớm để cứu con

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là 5 - 9 tháng, đặc biệt những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên.

TIN MỚI NHẤT