Cha mẹ nói dối con cái khi con còn nhỏ không chỉ có thể gây ra những hậu quả xấu ở hiện tại mà cả tương lại khi trẻ trưởng thành.
- Thực quản của đứa trẻ 2 tuổi bị cháy đen, phải mổ cấp cứu vì ăn phải thứ này
- Bị vàng da toàn thân nặng, bé gái sơ sinh 3 ngày tuổi phải thay máu hoàn toàn
Dưới đây là những tác hại khi cha mẹ nói dối con cái, ngay cả khi đó là lời nói dối "vô hại" vì muốn tốt cho con.
1. Nói dối có thể khiến trẻ lo âu
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa lo âu và nói dối khi cha mẹ nói dối con cái. Điều này xảy ra vì rất nhiều lý do.
Cha mẹ có thể muốn con mình nghe lời mình hoặc nói dối là sẽ đi đâu đó. Ví dụ cha mẹ nói dối con là đi siêu thị, nhưng thực tế lại đưa con đến nha sĩ.
Có thể cha mẹ nghĩ nói dối như vậy là vì tốt cho con, nhưng con có thể đã bị tổn thương.
Khi trưởng thành, con sẽ có thể tư duy logic và hiểu vì sao cha mẹ nói dối, nhưng khi còn nhỏ thì nếu lần sau cha mẹ nói muốn đưa con đi siêu thị, con vẫn sẽ nhớ tới việc bị lừa dối.
2. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể bị ảnh hưởng
Sự gắn bó giữa cha mẹ với con cái thường sẽ bị giảm đi vì những lời nói dối.
Mối quan hệ sẽ không còn tốt đẹp như trước sau những lời nói dối "vô hại".
Trẻ nhỏ có xu hướng tin tưởng những điều người lớn nói mà không hề nghi ngờ, ngay cả khi lời nói dối đó rất vô lý, ví dụ như: "Nếu con xem TV nhiều thì mắt con sẽ thành hình vuông", con cũng sẽ tin vào điều đó.
Tuy nhiên, khi trẻ nhận ra điều đó không đúng, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng và mất lòng tin với người lớn.
3. Trẻ từng bị nói dối có khả năng nói dối nhiều hơn khi lớn
Rất nhiều việc cha mẹ làm sẽ định hình con cái khi trưởng thành, trong đó có nói dối.
Những đứa trẻ từng bị cha mẹ nói dối có xu hướng nói dối cha mẹ, thậm chí là bạn bè cùng trang lứa hơn khi lớn.
Ngay cả khi cha mẹ chỉ thiếu trung thực một chút thì điều đó vẫn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Thay vì nói dối, cha mẹ nên thử lý giải cho con. Hãy giải thích lý do tại sao hôm nay cha mẹ không thể chơi cùng con, là vì cha mẹ có việc bạn, và ngày mai cha mẹ có thể chơi với con.
Thường thì trẻ em sẽ hiểu được điều này.
Sự thành thật, trung thực sẽ được đền đáp trong tương lai. Khi trẻ gặp khó khăn nào đó, trẻ sẽ có thể đủ tự tin để nói thật vấn đề của mình với cha mẹ hơn.
4. Trẻ khó điều chỉnh khi trưởng thành
Nói dối thường là lối thoát dễ dàng. Đôi khi, chúng ta cảm thấy khó có thể giải thích sự thật nên chúng ta chọn một lời nói dối vô hại.
Nhưng điều này không đơn giản như bạn tưởng.
Trẻ em thường cảm nhận được tác động của những lời nói dối này khi chúng trưởng thành và có thể đối mặt một số vấn đề tâm lý, xã hội.
Khi phải điều chỉnh lại bản thân, trẻ thường cảm thấy xấu hổ, tội lỗi.
Tính cách của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng. Trẻ lớn lên có thể thành những người ích kỷ, thích thao túng.
Cha mẹ thừa nhận cảm xúc của trẻ, đưa ra các lựa chọn và cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ giúp điều chỉnh hành vi tốt cho trẻ.