4 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn không đau không rát

Chăm sóc con 01/08/2019 12:36

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm do vậy khi lấy gỉ mũi cho bé mẹ cần phải thật cẩn thận và chọn những cách an toàn để không ảnh hưởng đến da hay mũi.

Gỉ mũi không những khiến trẻ khó thở mà còn dễ gây các bệnh nhiễm trùng. Nếu nước mũi đọng ở trong mũi trẻ, cộng thêm bụi và những hạt nhỏ cứng hít vào từ đường không khí sẽ rất dễ khô lại, hình thành gỉ mũi, lâu dần, gỉ mũi sẽ càng ngày càng nhiều, sẽ làm tắt khoang mũi của trẻ.

Vì vậy, mẹ cần lưu ý quan sát để làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên, không nên để vài ba ngày mới lấy một lần, sẽ khiến gỉ mũi cứng lại, càng khó lấy ra hơn.

Việc lấy gỉ mũi tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng đòi hỏi mẹ cần có kỹ năng, vì nếu lấy không khéo sẽ khiến mũi bé tổn thương, gây nhiễm trùng mũi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước khi lấy gỉ mũi, dù theo cách nào thì mẹ cũng hãy chuẩn bị lọ nước muối sinh lý. Lưu ý là nếu trời lạnh, nên ngâm nước muối trước khi nhỏ cho bé, chỉ ngâm trong nước khoảng 40 – 50 độ C, không nên ngâm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi con.

Lấy gỉ mũi bằng tăm bông

4 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn không đau không rát - Ảnh 1

Lấy gỉ mũi cho con mẹ cũng cần có kỹ năng. Ảnh minh hoạ

Mẹ hãy chuẩn bị tăm bông, khăn mềm, nước muối sinh lý 0,9%. Với tăm bông, mẹ hãy chọn loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh đầu rất nhỏ và có một đầu tròn, một đầu tạo rãnh để lấy gỉ mũi dễ hơn. Sau đó, mẹ thực hiện các bước sau:

- Đặt bé nằm thẳng trên giường và giữ chặt chân tay con để bé không quậy cựa. Sau đó nhỏ một giọt nước muối sinh lý vào mũi, dùng tay day nhẹ hai cánh mũi bé để gỉ mũi mềm ra. Sau đó, mẹ dễ dàng dùng tăm bông gẩy nhẹ gỉ mũi ra ngoài.

- Mẹ lưu ý không cười đùa với con lúc lấy gỉ mũi để tránh bé ngọ nguậy làm mũi bị đau. Mẹ cũng không nên nhỏ mũi quá 2 lần một ngày bởi nhỏ quá nhiều lần sẽ khiến mũi bé sưng và viêm.

- Hoặc mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm, 30 - 40 độ C và phủ lên cánh mũi của bé. Hơi ấm sẽ làm cho gỉ mũi tan ra và mẹ dễ dàng dùng tăm bông khơi gỉ mũi ra ngoài.

Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng lông vịt

4 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn không đau không rát - Ảnh 2

Cách lấy gỉ mũi bằng lông gà, vịt khá an toàn

Cách này theo dân gian nhưng khá an toàn và hiệu quả.

Đầu tiên mẹ chọn một chiếc lông gà, lông vịt hoặc lông ngan rồi rửa thật sạch để khô. Cũng như trên mẹ nhỏ một giọt nước muối vào mũi bé để gỉ mũi mềm dễ bung ra hơn.

Mẹ nhẹ nhàng phe phẩy lông trước mũi bé. Hành động này sẽ khiến bé ngứa ngáy và hắt xì. Khi đó gỉ mũi sẽ rơi ra. Sau đó dùng khăn mềm lau mũi cho con. Làm vài lần để gỉ mũi được lấy ra hết.

Dùng dụng cụ hút mũi

4 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn không đau không rát - Ảnh 3

Mẹ hãy bóp nhẹ nhàng để không khí vào vừa phải không quá mạnh. Ảnh minh hoạ

Đầu tiên mẹ đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải. Nghiêng đầu bé sang một bên để hút mũi dễ dàng hơn.

Sau đó mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm sạch cũng như mềm gỉ mũi hơn. Mẹ dùng tay day nhẹ hai bên cánh mũi để gỉ mềm và rời ra.

Mẹ giữ đầu con bằng một tay, tay kia cầm dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng đưa vào mũi con và dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Cuối cùng mẹ nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy ra ngoài.

Tiếp theo nghiêng người sang bên kia và lặp lại thao tác y như vậy với mũi bên kia.

Mẹ lưu ý không hút mũi cho trẻ quá thường xuyên vì dễ khiến niêm mạc mũi của bé khô và tổn thương.

Lấy gỉ mũi cho bé bằng khăn giấy

Chuẩn bị: khăn giấy (loại chất liệu dai, an toàn đối với trẻ sơ sinh)

Thực hiện:

4 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn không đau không rát - Ảnh 4

Ảnh: Internet

- Gấp khăn giấy theo hướng dẫn.

- Sau khi đã xoắn khăn giấy lại như trên, một tay mẹ nhẹ nhàng giữ phần đầu của con, một tay cầm khăn giấy và đưa phần nhọn đã xoắn vào trong mũi bé. Tiếp tục xoắn nhẹ theo chiều xoắn trước đó của khăn giấy để gỉ mũi và dịch nhầy bám vào khăn giấy và ra ngoài.

- Nếu cảm thấy chưa sạch, mẹ có thể thực hiện lại lần hai.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người qua muỗi vằn.

TIN MỚI NHẤT