Những em bé sơ sinh đã có răng thì đó có phải răng nanh không và nên nhổ bỏ hay cứ để những chiếc răng đó phát triển?
- Sản phụ bị vỡ tử cung do nhau cài răng lược
- Con bị vi khuẩn ăn lên mắt, bố mẹ sốc khi biết nguyên nhân do ăn kẹo không đánh răng
Mọc răng là chuyện bình thường ở trẻ sơ sinh vì nó giống như "đến hẹn lại lên". Song có những em bé đã khiến bố mẹ hoảng hốt vì mọc răng quá sớm, thậm chí là vừa sinh ra đã có răng trong miệng. Như trường hợp của cậu bé người Anh Oscar O'Bryne, khi mới 11 tuần tuổi, chị Tara - mẹ bé đã sốc khi phát hiện 1 chiếc răng mọc trong miệng con trong một lần cho bé bú. Chiếc răng nanh sắc nhọn mọc lên chỉ sau 1 đêm đã khiến bố mẹ bé vô cùng bàng hoàng.
Vì sao trẻ sinh ra đã có răng?
Trên thực tế, trẻ sơ sinh đã mọc răng khá hiếm khi xảy ra nhưng trường hợp của bé Oscar không phải là duy nhất. Thậm chí, có những bé vừa lọt lòng mẹ đã có răng khiến người lớn hoang mang, lo sợ không biết con mình có mắc bệnh gì không, có thừa chất gì không. Theo khoa học, hiện tượng trên gọi là "răng sơ sinh", là những chiếc răng có ngay khi bé chào đời hoặc khi bé chỉ vài tuần tuổi.
Lý giải về hiện tượng những em bé "đỏ hỏn" đã mọc răng, các chuyên gia cho biết rằng: sự phát triển răng của trẻ được bắt đầu từ giai đoạn phôi thai nhưng khi đó là ở mức độ mầm răng chứ chưa phát triển thành răng hoàn chỉnh (Theo cách gọi dân gian, những em bé chào đời đã mọc răng thường được gọi là "mầm đá").
Sau khi sinh và phát triển, bé mới bắt đầu quá trình mọc răng. Nguyên nhân khiến trẻ ngay khi sinh đã mọc răng có thể là do tình trạng rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, xáo trộn tâm lí ở người mẹ mang bầu hoặc yếu tố môi trường sống, di truyền, dị dạng xương hàm...
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ xuất hiện răng sơ sinh là khoảng 1/2.000 đến 1/3.000 ca sinh. Những chiếc răng này thường nhỏ, có dạng hình nón, nằm ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới, thỉnh thoảng ở răng cửa giữa hàm trên hoặc răng hàm thứ nhất, chân răng thường nông, gắn với lợi bằng một mô mềm hoặc thậm chí không có mầm. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà răng sơ sinh có độ cứng khác nhau, có thể tương đối chắc chắn hoặc dễ bị lung lay.
Có nên nhổ bỏ răng sơ sinh hay không?
Trường hợp trẻ sinh ra đã có răng trong miệng, nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra. Nhổ là biện pháp duy nhất để loại bỏ răng sơ sinh và trước hết là cần chụp phim để xác định là răng sơ sinh hay răng sữa. Răng sơ sinh nhổ bỏ, trẻ hoàn toàn phát triển về hệ răng bình thường như bao trẻ khác. Răng sữa thì giữ lại và vệ sinh răng miệng cho bé như bình thường.
Mẹ hoảng hốt khi con hơn 2 tháng tuổi mọc một chiếc răng sắc nhọn chỉ sau một đêm Đọc ngay
Thông thường răng sơ sinh được chỉ định loại bỏ trong các trường hợp: cấu trúc răng kém phát triển, lung lay quá mức làm tăng nguy cơ răng bị hít vào phế quản, phổi; bé gặp khó khăn khi bú; bầu vú mẹ bị tổn thương khi cho trẻ bú; răng gây ra các tổn thương, viêm loét ở lưỡi và niêm mạc miệng...
Nếu răng sơ sinh chưa được nhổ bỏ, người lớn cần phải chăm sóc răng miệng cho bé cẩn thận bằng cách dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ lợi và răng của bé. Thường xuyên kiểm tra lợi và lưỡi của bé xem có bị răng làm tổn thương không, có lung lay không để đảm bảo an toàn cho con.