Người mẹ không ngờ hành động của con trai tại buổi gặp mặt lại khiến mọi người tức giận tới vậy. Và cô đã bị vài người bạn nhắn tin nhắc nhở, trách móc.
- 6 cách dạy con phổ biến của cha mẹ khiến con luôn căng thẳng, kém tự tin
- Dạy con khéo léo như Tăng Thanh Hà, cô út 3 tuổi đã biết đọc, biết viết, cậu cả 4 tuổi chững chạc và tự lập ra trò
Đã lâu rồi, kể từ khi tốt nghiệp đại học, chị Mỹ không gặp lại bạn cũ và cũng hiếm tham gia những buổi tiệc tùng. Lý do bởi cô quá bận rộn cho công việc, gia đình và chăm con.
Mãi cho tới gần đây, các bạn đại học đã tìm được nhau trên MXH, lên kế hoạch gặp gỡ sau nhiều năm ra trường. Lúc này, con trai cũng đã 5 tuổi, chị Mỹ cho rằng đây là cơ hội tốt gặp lại mọi người, cho Gia Bảo được trải nghiệm ở thế giới bên ngoài.
Bình thường, cậu bé là bảo bối của cả gia đình, được ông bà, bố mẹ cưng nựng và làm cho mọi việc. 5 tuổi nhưng mỗi khi cho Gia Bảo ăn thì cả gia đình như tham gia vào một cuộc chiến. Hết ông lại tới bà chạy theo cháu đích tôn, dỗ dành, hứa tặng đồ này đồ kia. Đôi khi cậu bé còn phun phì phì nước bọt vào thức ăn nhưng ông già vẫn không trách mắng.
Chính bởi thế, Gia Bảo tính tình có phần hơi hống hách, đòi hỏi và ngang bướng. Nhưng vì chị Mỹ chưa bao giờ nhận ra tính cách ấy của con là không tốt, cho tới khi bị chính bạn bè xa lánh, chê trách.
Bữa tiệc hôm ấy phần đầu diễn ra khá suôn sẻ, mọi người tay bắt mặt mừng sau nhiều năm mới gặp gỡ. Rất nhiều bạn bè cũng mang con nhỏ đi. Dù thế, chị Mỹ cảm thấy vô cùng tự hào khi ai ai cũng khen con trai thông minh, đáng yêu.
Tuy nhiên, trong bữa ăn, khi đĩa chân gà hầm được bê ra, cậu bé khư khư giữ bằng thìa và tuyên bố: "Không ai được phép ăn chân gà của tôi!".
Mọi người không quan tâm, cho rằng là câu đùa vui của đứa trẻ mẫu giáo nên chỉ cười xòa. Tuy nhiên, khi một người vừa đưa đũa chạm vào thì Gia Bảo dùng thìa hất ra, phản ứng chớp nhoáng ấy khiến nước sốt bị văng tung tóe trên mặt bàn. Không dừng lại tại đó, cậu bé còn gào lên, khóc lóc và ăn vạ khiến người bạn của chị Mỹ rất lúng túng. Những người xung quanh quay sang dỗ dành chẳng tác dụng, chỉ khiến Gia Bảo hét to hơn mà thôi. "Của tôi, của tôi. Ai cho ông chạm vào. Không ăn nữa" - Cậu bé vừa giãy giụa vừa gào thét.
Chị Mỹ lúc này rối rít xin lỗi cậu bạn học, rồi quay sang dỗ dành con. Nhưng cậu bé vẫn không nghe, còn nằm lăn ra sàn khiến cô phải bế ra khỏi phòng ăn. Và khi cô và con trai quay lại, buổi tiệc cũng gần tàn.
Dù không có ai nói gì, nhưng chị Mỹ cũng có chút ngại ngùng. Thế nhưng khi đưa con về tới nhà, cô xấu hổ khi nhận được tin nhắn từ vài bạn cũ. Một cô bạn thân thiết thẳng thắn nói rằng mọi người rất không hài lòng với thái độ của Gia Bảo. "Con trai cậu cũng 5 tuổi rồi, tại sao không có chút phép tắc nào vậy? Cậu từng là 1 sinh viên giỏi, chưa lại chưa thể làm 1 bà mẹ tốt? Đừng quá nuông chiều trẻ nhỏ bởi như thế chính là làm hại chúng".
Chị Mỹ lúc này thật sự đỏ mặt. Cô lại nhìn cách mà bản thân cũng như bố mẹ chồng đã hỏi chuyện, dỗ dành và cưng nựng con trai mà thở dài. Có lẽ, mọi người quá đã chiều chuộng và bao bọc Gia Bảo thật rồi!
Không ít gia đình có cách nuôi dạy con giống gia đình chị Mỹ, coi trẻ như báu vật cần nâng niu và chiều chuộng. Thế nhưng, đó thực chất lại không phải là cách tốt để giáo dục một đứa trẻ. Thậm chí việc này còn khiến trẻ trở nên ương ngạnh, độc tài. Tới lúc này, việc uốn nắn lại sẽ rất khó.
Vậy làm thế nào để giáo dục một đứa trẻ ngang bướng, hay ăn vạ?
Với trường hợp trẻ ngang bướng do được chiều thái quá như trong trường hợp trên, cha mẹ hãy thiết lập một cuộc sống nề nếp và kỷ luật mới. Nên thẳng thắn trao đổi với ông bà và hạn chế sự can ngăn của họ mỗi khi đưa ra hình phạt cho trẻ.
Ban đầu sẽ luôn khó khăn, nhưng mọi thứ sẽ dần thay đổi. Trẻ sẽ phải học cách tự mình làm những công việc đơn giản như tự ăn, tự học, đánh răng, rửa mặt, thu dọn đồ chơi... để rèn sự tự lập. Việc đòi hỏi cũng sẽ không được đáp ứng nếu không hợp lý. Ngoài ra, hãy dạy trẻ biết cách chia sẻ và yêu thương mọi người xung quanh.
Cha mẹ cũng đừng quên đưa ra những lời khen ngợi hoặc phần thưởng nho nhỏ dành cho những nỗ lực, thay đổi của con. Hãy nhớ, mỗi đứa trẻ như 1 trang giấy trắng, các con sẽ trở thành bức tranh thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời!