Một số quan niệm phổ biển trong việc nuôi dạy con cái không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
- Dạy con khéo léo như Tăng Thanh Hà, cô út 3 tuổi đã biết đọc, biết viết, cậu cả 4 tuổi chững chạc và tự lập ra trò
- Chuyên gia khẳng định: Con càng ít đồ chơi bao nhiêu càng nhận được những lợi ích này bấy nhiêu, bố mẹ cần biết sớm để dạy con vượt trội
1. "Con phải hưởng mọi thứ tốt nhất"
Quá nuông chiều con cái có thể biến con thành trẻ hư. Trẻ dễ sa đà vào các tệ nạn, thiếu trách nhiệm, thiếu kỹ năng sống, ích kỷ, lợi dụng người khác vì lợi ích của bản thân.
Cha mẹ cần đặt ra những giới hạn, nhiệm vụ cho trẻ, chú ý hành vi và đạo đức của trẻ, không để trẻ tỏ thái độ thiếu tôn trọng với cha mẹ và người khác.
Ngoài ra nên dạy trẻ biết quý trọng lao động và dạy con giá trị của tiền bạc.
2. "Con lúc nào cũng phải nghe người lớn"
Cha mẹ thường muốn tạo ra những đứa trẻ luôn nghe lời mình mà không biết rằng thói quen luôn luôn tuân lệnh, nghe theo người khác có thể ảnh hưởng xấu đến tương lai của trẻ.
Nhà tâm lý học Laura Markham tin rằng những đứa trẻ quá vâng lời cũng sẽ biến thành những người lớn phục tùng người khác.
Những người như vậy sẽ không dám đấu tranh cho bản thân và dễ thành nạn nhân của những kẻ thống trị.
Họ thường tuân theo mệnh lệnh mà không hỏi vì sao, cũng không chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Do đó cần dạy con biết nói "không" và bày tỏ chính kiến.
3. "Đạt điểm 10 là giỏi, điểm 5 là kém"
Quan niệm học sinh giỏi, học sinh kém có thể khiến trẻ chịu áp lực, tự ti suốt đời. Cha mẹ nên giải thích cho con hiểu rằng điểm kém không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, cha mẹ sẽ lắng nghe và yêu thương con bất kể điều kiện nào.
Nhà tâm lý học Stephanie O’Leary tin rằng thất bại có thể mang lại một vài lợi ích cho trẻ.
Nó dạy trẻ giải quyết những tình huống tiêu cực, mang lại những trải nghiệm sống giá trị, tìm cách giải quyết tình huống mà không sợ thất bại.
Có rất nhiều câu chuyện về những học sinh kém nhưng thành công, và những học sinh giỏi nhưng không tự tin khi bước vào đời.
Một phần là bởi những học sinh kém đã sẵn sàng đối mặt mọi khó khăn, thử thách, còn học sinh giỏi thì e dè vì sợ thất bại.
4. "Đừng đánh nhau, bạn đánh cũng đừng đánh lại"
Mỗi cá nhân cần biết đấu tranh cho chính mình. Nếu cha mẹ dạy con rằng không được xúc phạm người khác trong bất kỳ tình huống nào, trẻ sẽ chỉ giữ im lặng và chịu đựng khi bị bắt nạt.
Khi trưởng thành trẻ sẽ không thể sinh tồn trong môi trường cạnh tranh cao.
Tuy nhiên cũng không thể dạy trẻ đánh nhau với bất kỳ ai khi có mâu thuẫn. Trẻ nên đánh lại kẻ bắt nạt hay dùng lời nói để bảo vệ bản thân vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Các nhà tâm lý học kết luận rằng trẻ nên biết mình có quyền bảo vệ bản thân. Cha mẹ nên dạy trẻ cách đấu tranh cho chính mình, đó sẽ là giải pháp lâu dài.