Cho con bú ăn sắn được không?

Bài học làm mẹ 06/05/2020 09:44

Sau sinh là thời điểm bà mẹ tích lũy dinh dưỡng tạo sữa cho con bú. Nhiều mẹ lo lắng ăn sắn sẽ không tốt trong giai đoạn này.

Những lợi ích sức khỏe của sắn

Sắn không chỉ là cây lượng thực mà còn là một cây thuốc quý.

Củ Sắn được dùng làm thực phẩm, chế bột làm bánh, làm mạch nha, chế rượu. Lá Sắn được dùng luộc kỹ làm rau ăn, có nơi dùng muối dưa. Lá Sắn phơi khô được dùng làm nguyên liệu chiết protein, làm thực phẩm, chế bột, dùng thay cám để chăn nuôi lợn, gia cầm.

Cho con bú ăn sắn được không? - Ảnh 1

Cho con bú nên thận trọng khi ăn sắn (Ảnh minh họa)

Người ta cũng dùng lá sắn tươi để nuôi giống tằm ăn lá Sắn, nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt.

Dân gian dùng lá sắn giã đắp trị mụn nhọt. Vỏ lụa của thân cây Sắn để đắp bó gãy xương.

Cảnh giác với ngộ độc sắn

Ngộ độc sắn xảy ra sau khi ăn sắn chưa được chế biến đúng cách và là một nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ em. Một cuộc nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 tp HCM cho thấy ngộ độc sắn chiếm tỉ lệ 10% trong số ngộ độc thức ăn với tỉ lệ tử vong là 16,7%.

Để phòng ngộ độc khi ăn sắn cần lưu ý: Sắn phải được lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Ngâm trong nước qua đêm, luộc với nhiều nước và mở nắp nồi khi luộc. Mục đích là để độc tố tan theo nước và bốc hơi theo hơi nước. Không ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu năm, sắn có vị đắng. Những loại này chứa rất nhiều độc chất. Không cho trẻ em ăn nhiều sắn. Không nên ăn sắn nguyên củ nướng hoặc chiên vì độc chất còn nguyên chưa bị khử.

Cho con bú ăn sắn được không?

Tuy có khá nhiều công dụng, nhưng sắn củ chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi do nó có chứa độc tố.

Nếu không biết chế biến hoặc ăn không đúng cách rất dễ bị ngộ độc. Chất độc trong sắn là HCN.

Chất này có nhiều trong sắn cao sản. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn rất dễ bị ngộ độc.

HCN có trong sắn giống như trong măng tươi có thể gây rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là ngộ độc. Do đó các bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Với những phụ nữ cho con bú, tốt nhất nên tránh ăn loại củ này để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy đến.

* Lưu ý: Những thông tin trong bài chỉ có tính chất tham khảo.

Sau dịch COVID-19, bố mẹ cần làm gì khi trẻ trở lại trường học?

Những biện pháp phòng dịch dưới đây có thể giúp phụ huynh yên tâm hơn khi trẻ quay trở lại trường học sau thời gian dài nghỉ học vì dịch COVID-19.

TIN MỚI NHẤT