Nuôi dạy những đứa trẻ mạnh mẽ về tinh thần, được trang bị để đương đầu với những thách thức trong thế giới thực đòi hỏi cha mẹ phải từ bỏ những thói quen nuôi dạy con cái không lành mạnh.
- 6 cách giúp con luôn cảm thấy mình được quan tâm, không cảm thấy lạc lõng trong gia đình
- Mẹ đang nuôi con bị bệnh, có nên tiếp tục cho con bú?
Amy Morin, nhà trị liệu tâm lý, giảng viên Đại học Northeastern, Mỹ nhận thấy rằng nếu cha mẹ muốn nuôi dạy những đứa con có tinh thần mạnh mẽ để sống hạnh phúc và thành công, chính cha mẹ cũng phải có một tinh thần mạnh mẽ.
Để con mang tâm lý nạn nhân
Bị loại khỏi đội bóng đá hoặc không theo kịp bài trên lớp không khiến con trở thành nạn nhân. Từ chối, thất bại và không công bằng là một phần của cuộc sống. Thay vì để con mang tâm lý nạn nhân hoặc phóng đại sự bất hạnh của chúng, các bậc cha mẹ mạnh mẽ về mặt tinh thần sẽ khuyến khích con cái biến khó khăn thành sức mạnh. Họ giúp họ xác định những cách mà họ có thể có hành động tích cực, bất chấp hoàn cảnh của họ.
Biến con thành trung tâm của vũ trụ
Nhiều cha mẹ muốn lúc nào cũng đặt con lên hàng đầu, để toàn bộ cuộc sống của mình để xoay quanh con.
Những đứa trẻ nghĩ rằng chúng là trung tâm của vũ trụ lớn lên sẽ chỉ biết hưởng thụ, sống ích kỷ. Cha mẹ hãy dạy con cái tập trung vào những việc mang lại lợi ích cho xã hội thay vì nghĩ đến việc sở hữu.
Quá bao bọc con
Bao bọc con trong một vòng tròn bảo vệ có thể giúp bạn bớt lo lắng. Nhưng giữ trẻ quá an toàn sẽ cản trở sự phát triển của chúng. Cha mẹ hãy xem mình là người hướng dẫn, không phải người bảo vệ. Cho phép con cái đi ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống ngay cả khi bạn lo lắng.
Mong đợi sự hoàn hảo
Cha mẹ nào cũng có những kỳ vọng dành cho con, nhưng kì vọng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại. Một người mẹ tâm lý sẽ nhận ra rằng con cái họ sẽ không nổi trội ở mọi lĩnh vực.
Thay vì thúc đẩy con mình trở nên tốt hơn những người khác, hãy tập trung vào việc giúp con trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
Gánh tránh nhiệm cho con
Cha mẹ mạnh mẽ về tinh thần sẽ không bao giờ nói: “Tôi không muốn làm gánh nặng cho con cái mình” hay “Trẻ em chỉ nên là trẻ em”.
Họ luôn hướng con cái tham gia và học các kỹ năng cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm. Họ chủ động dạy con mình chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình và giao cho con những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi
Không để con trải nghiệm nỗi đau
Thật khó để nhìn những đứa trẻ vật lộn với cảm giác đau đớn hay lo lắng. Nhưng, trẻ em cần thực hành và trải nghiệm chịu đựng sự khó chịu. Cha mẹ mạnh mẽ về tinh thần sẽ hỗ trợ con cách đối phó với nỗi đau để con có thể tự tin vào khả năng đối mặt với bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống.
Không muốn con phạm sai lầm
Cho dù con có một vài phép tính sai, quên làm bài tập về nhà,… Những sai lầm này có thể là “giáo viên” tuyệt vời nhất trong cuộc đời.
Cha mẹ hãy để con rối tung lên và cho phép con đối mặt với những hậu quả tự nhiên từ hành động của chúng.
Nhầm lẫn kỷ luật với hình phạt
Trừng phạt là làm cho những đứa trẻ dằn vặt vì hành động sai trái của chúng. Kỷ luật là việc dạy con làm thế nào để làm tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh việc đưa ra hậu quả, mục tiêu cuối cùng là dạy con phát triển tính kỷ luật tự giác.