Cha mẹ nuôi con đến ngày con trẻ khôn lớn chúng sẽ bay đi-dù sớm hay muộn! Cho dù cha mẹ luôn nhận thức điều đó nhưng khi phải đối mặt với sự cô đơn, sự trống vắng…cũng không dễ dàng chút nào!
- Con đạp ít, mẹ bầu linh cảm không hay nên tức tốc đến viện, không ngờ đã cứu mạng con
- 2018 rồi, cha mẹ nên ngừng 5 phương pháp nuôi dạy con đã lỗi thời này
Tổ ẩm phần nào bị “xáo trộn” khi mà ngôi nhà không còn tiếng cười với bao nhiêu là kỷ niệm.
Hội chứng “tổ rỗng” đã đem lại những nổi vui buồn, ưu tư… cho các bậc bố mẹ khi con cái bay xa, nhưng cần ý thức rằng đó là điều tốt và như tuân theo quy tắc của tự nhiên: một chu kỳ mới của cuộc sống lại bắt đầu!
Bạn đã bao giờ có cảm giác cô đơn? Nếu bây giờ bạn đã là bố, là mẹ hãy nhớ lại thời còn trẻ, khi bạn đã khôn lớn bạn đã từ giã ngôi nhà thân yêu để bước vào đời! Cảm giác cô đơn này, thường được gán cho cụm từ “hội chứng tổ rỗng” những tình cảm, những cảm xúc đã lan tỏa đến những người thân trong gia đình, không chỉ vậy mà cho chính bản thân bạn.
Hội chứng “tổ rỗng” có thể gói ghém trong hai từ rất đơn giản đó là “sự mất mát”. Tuy vậy “sự mất mát” những người con được nghĩ theo hướng “tích cực” khi mà con trẻ đã rời khỏi tổ ấm để theo đuổi việc học hoặc đơn giản hơn là xây dựng cuộc sống cho riêng nó và xây dựng mái ấm gia đình.
Đột nhiên căn nhà trở nên trống rỗng, không còn những bước chân con trẻ trở về, không còn những lời trò chuyện, vui đùa cùng nhau…Tất cả mọi thứ đã thay đổi và để bù lại những trống vắng đó đôi khi bố mẹ lại gọi điện cho con trẻ mỗi ngày, nhiều khi gây những điều “bực mình” cho con!
Đây là giai đoạn “khó khăn” cho các bậc bố mẹ và nếu chỉ còn một trong hai người thì càng khó khăn để vượt qua, cảm giác cô đơn lại càng mãnh liệt! Mặc dù vậy đây là tình huống mà chúng ta phải chấp nhận và tôn trọng, điều quan trọng là làm cách nào để vượt qua? Trong cuộc sống nổi buồn, nổi nhớ đôi khi là những điều “bình thường”! Trong cuộc sống ngày nay, khi mà tính chất công việc đòi hỏi phải xa nhà thậm chí ở một đất nước xa xôi khác, điều này khiến con trẻ phải rời xa ngôi nhà thân yêu, rời xa “cái tổ” với bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu nhưng các bậc bố mẹ cần nhớ rằng đây là “tín hiệu” tốt cho con cái vậy hãy cố gắng vượt qua.
Bố mẹ đôi khi hãy “lãng quên” chuyện này mà tập trung vào cuộc sống cho chính mình. Nên có những kết nối với bạn bè, có những buổi dạo chơi, luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động từ thiện, ông bố bà mẹ nên dành thời gian cho nhau nhiều hơn, tập dần với cuộc sống, chia sẽ và ổn định tâm lý với việc xa con…
Hội chứng “tổ rỗng” là giai đoạn khó khăn để vượt qua nhưng các bậc bố mẹ nên nhớ rằng đây là bước cuối cùng phải đi qua dù sớm hay muộn! Điều quan trọng là chấp nhận tình huống, với mọi nổ lực để vượt qua và đó là cách tốt nhất để sống vui, sống khỏe, mãn nguyện để nhìn con cái với những thành đạt và hạnh phúc.