Những ngày nghỉ dịch anh Nam chị Thanh dành phần lớn thời gian ở nhà. Cậu con trai nhỏ 5 tuổi của anh chị vì được nghỉ học cũng ở nhà cùng bố mẹ.
- Khoa học chứng minh: Cha mẹ của những đứa trẻ thành công thường có 5 điểm chung
- 3 nguyên tắc cha mẹ cần đảm bảo khi cho trẻ đi học trở lại
Không phải làm gì, cả gia đình anh chị thường mở karaoke cùng hát. Thích hát to nên anh chị thường mở loa to rồi cả gia đình cùng hát. Thế nhưng, chỉ vài lần anh chị đã thấy con trai có điều bất thường.
Cậu bé thường nói to, giọng lúc nào cũng oang lên giống như sợ người ta không nghe thấy. Xem ti vi hay điện thoại, cậu bé cũng mở tiếng to hơn bình thường.
Lúc này, anh chị mới đi đo thính thực tại bệnh viện thì các bác sĩ kết luận bé bị giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn mà cụ thể là do việc hát karaoke quá to của bố mẹ.
PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ em Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa An Việt cho biết, bà gặp nhiều trường hợp như thế.
Bố mẹ cứ thấy đưa con đến nơi vui chơi tiếng ồn lớn để xả hơi hoặc bật karaoke to tại nhà để cả nhà cùng hát cho vui nhưng thực chất đang gián tiếp làm giảm thính lực của các con.
Không chỉ riêng trẻ nhỏ mới giảm thính lực khi tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu mà người lớn cũng bị.
Nhiều người lớn thường có thói quen hát karaoke to hoặc đeo tai nghe rồi bật loa to, điều này khiến thính thực bị tra tấn nặng nề.
PGS Nguyễn Thị Hoài An chia sẻ, bà từng gặp một số trường hợp có những biểu hiện như ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… nhưng không biết bệnh gì.
Đến khi đi kiểm tra tổng thể mới phát hiện đó là do chấn thương âm thanh cấp tính. Những biểu hiện này biến mất sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày hoặc để lại di chứng về thính lực và thần kinh. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.
Với những người làm việc trong môi trường âm thanh lớn cần chủ động để thính lực của mình được nghỉ ngơi ví dụ sau nửa tiếng có thể nghỉ 5 - 10 phút.
Với trẻ nhỏ, không có trẻ tiếp xúc với khu vực âm thanh lớn quá lâu, thường xuyên và không cho trẻ đeo tai nghe vì khó hiệu chỉnh được âm thanh lớn hay nhỏ.