Tuy các anh chị không ám chỉ tôi nhưng tôi thấy bản thân mình đang ở trong câu chuyện của mọi người.
- Ngay khi biết lý do chị dâu ly hôn với chồng cũ, tôi khuyên anh trai không được đưa thẻ lương cho chị ấy giữ
- Hãy nhìn vào kẽ hở của ngón tay để bạn chọn ngành nghề trong tương lai
Gia đình chồng tôi có 4 anh chị em, mọi người đều có công việc ổn định lương cao, chỉ có mỗi mình tôi làm công nhân. Các anh chị đều sống gần nhà với bố mẹ chồng, có mỗi gia đình tôi ở xa nhất. Những khi nào ít việc chúng tôi mới có thể về thăm ông bà nội được.
Hôm qua, gia đình tôi về quê chơi, bố mẹ chồng làm mâm cơm mời các anh chị đến liên hoan. Trong lúc ăn uống vui vẻ, chị dâu phàn nàn chuyện học hành của đứa cháu đang học lớp 12. Cháu không chịu học, suốt ngày chỉ ngủ với ôm điện thoại. Cứ tình hình này, không biết đỗ nổi đại học không nữa.
Anh cả nói:
“Học kém chỉ cho đi làm công nhân, học đại học tốn tiền của bố mẹ mà ra trường chắc gì đã xin được việc”.
Chị chồng bảo:
“Nhiều người học đại học, ra làm công nhân hoặc chỉ ở nhà nội trợ. Nếu cháu nào học kém thì chỉ học hết cấp 3 rồi đi làm là đúng đắn nhất. Đừng học cao, tốn cơm gạo của bố mẹ”.
Chị dâu nói chen vào:
“Cũng tùy người thôi, học đại học không nhất thiết phải đi làm công ty mới là thành công. Bên cạnh nhà chị có cặp vợ chồng, ở thành phố không tìm được công việc phù hợp, thế là về quê mở trang trại nuôi lợn. Nhờ biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, cùng với sự may mắn và nỗ lực không ngừng nghỉ. Sau 4 năm làm trang trại, bây giờ đã có cơ ngơi lớn và thuê nhiều lao động trong làng. Có học vẫn hơn, quan trọng bản thân có biết phát huy năng lực không thôi”.
Nghe những lời anh chị nói mà tôi thấy bản thân bị tổn thương vô cùng. Suốt buổi ăn cơm, tôi chỉ biết cắm cúi vào bát cơm, nước mắt như trực rơi nhưng bị tôi nuốt vào trong, cổ họng tôi nghẹn ứ lại.
Tuy các anh chị không ám chỉ tôi nhưng tôi thấy bản thân mình đang ở trong câu chuyện của mọi người. Tôi từng là đứa học trò ngoan giỏi của cô giáo và bố mẹ. Thế mà sau khi cầm tấm bằng đại học trong tay, tôi không thể tìm cho mình được công việc phù hợp.
Tôi đi từng làm nhiều công việc như kế toán, thủ quỹ, lễ tân hay bán hàng nhưng chỗ nào cũng bị đồng nghiệp và sếp chê bai hắt hủi coi thường. Người ta đi làm năm nào cũng được nâng lương, còn tôi đi làm tháng nào cũng bị trừ lương.
Khi làm thu ngân thì tôi trả thừa tiền cho khách và cuối tháng bị trừ lương. Làm kế toán thì tính nhầm tiền trong hợp đồng làm khách hàng hưởng lợi, công ty bị thiệt và bị trừ hết lương đồng thời bị đuổi việc.
Có lẽ không hợp với những con số, tôi quyết định xin việc vào làm công nhân cho được yên ổn. Mấy năm nay, tôi an phận làm công nhân, thấy mọi việc đều rất tốt. Nhưng từ lúc nghe được những lời bàn tán về ngành nghề của mấy anh chị, tôi thấy bản thân mình kém cỏi, vô dụng. Bố mẹ tốn nhiều tiền đầu tư cho học hành tử tế mà không biết phát huy tấm bằng đại học.
Suốt 6 năm nay, tôi an phận làm công nhân may, mỗi lần nhìn lại tấm bằng đại học mà tôi thấy đau lòng. Tôi hối hận việc chọn nhầm ngành đạo tạo, để rồi ra trường chẳng biết thế mạnh của bản thân là gì. Nếu cho tôi trở lại quá khứ, tôi sẽ không chọn khoa kế toán mà sẽ chọn 1 khoa khác để phát huy hết năng lực của bản thân.