64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc

Yêu - Hôn nhân 13/10/2024 14:15

Người xưa có câu “của chồng, công vợ”, vợ chồng cùng nhau góp sức, không quá rạch ròi, tính toán chi li tiền bạc thì gia đình sẽ hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chuyện tiền bạc lại đang là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cặp vợ chồng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", hôn nhân tan vỡ.

âu chuyện mâu thuẫn về tiền bạc trong hôn nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình khá phổ biến. Một cặp đôi sau khi tiến đến hôn nhân và lập gia đình, cả hai sẽ đối mặt nhiều vấn đề, trong đó, sự hòa hợp về tính cách, hay cách thức quản lý tài chính ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.

64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc - Ảnh 1
Ảnh minh họa 

Một khảo sát chỉ ra 64% các cặp vợ chồng không tương thích về tài chính, thường xuyên mâu thuẫn trong chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.

45% người đã kết hôn trong khảo sát của công ty công nghệ tài chính Bread Financial thừa nhận từng vấp phải vấn đề này. Còn trong khảo sát gần đây về "Couples & Money" của Fidelity Investments, 1/5 số cặp vợ chồng nói rằng tiền bạc là thách thức lớn nhất trong mối quan hệ của họ.

Thậm chí, chỉ một bất đồng đơn giản về vấn đề tài chính có thể trở thành thứ có thể phá hủy cuộc hôn nhân.

Tiền bạc khắc sâu khác biệt tính cách

Kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Quan hệ Xã hội và Cá nhân (The Journal of Social and Personal Relationships) cho thấy tranh cãi về tiền bạc trong hôn nhân có thể phát sinh khi một trong hai vợ chồng thuộc nhóm tính cách lý trí, còn người kia lại cảm tính.

Sự khác nhau về tính cách, dẫn đến quan điểm khác nhau xuất hiện khi một người coi tiền bạc là động lực để tự tin nên chi tiêu tập trung vào hình thức, giá trị bề ngoài.

Trong khi đó, người còn lại coi tiền bạc là sự đảm bảo an toàn trong thời điểm khó khăn nên sử dụng tiền tiết kiệm, có kế hoạch chi tiêu. Sự khác biệt không dễ nhận ra này có thể gây ra tranh cãi giữa các cặp đôi.

Tâm lý "Ai kiếm được nhiều tiền hơn"

Nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison cho thấy, ly hôn có khả năng xảy ra nhiều hơn đối với các cặp vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng.

Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, tỷ lệ phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua, từ 5 lên 16% trong mọi cuộc hôn nhân khác giới.

Giáo sư kinh tế Johanna Rickne tại Viện nghiên cứu xã hội Thụy Điển thuộc Đại học Stockholm, cho biết nhiều nam giới dễ lo lắng rằng việc có một người vợ thành đạt hơn về tài chính có thể gây bất lợi cho sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, điều ngược lại không đúng với phụ nữ.

Nghiên cứu cũng cho thấy, khi một người kiếm được nhiều tiền hơn người kia và người kia cố gắng kiểm soát mối quan hệ bằng khả năng tài chính của mình, mối quan hệ trở nên mất cân bằng.

64% cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi về chuyện tiền bạc - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Ai là người quản lý tài chính trong gia đình

Quản lý tài chính gia đình là một trách nhiệm quan trọng nhưng thường được phó thác cho một người. Một kết quả nghiên cứu từ Đại học Guelph, Ontario (Canada) cho thấy, các vấn đề có thể phát sinh từ chính điều này.

Mâu thuẫn thường xảy ra khi người không tham gia nhiều vào tài chính bị bất ngờ bởi tình hình tài chính của gia đình như tiêu dùng quá mức thể tín dụng hay quá nhiều mặt hàng được mua mà họ không biết.

Vì vậy, trong hôn nhân, điều quan trọng là cả hai bên đều phải tham gia vào các vấn đề tài chính. Việc cùng thảo luận các vấn đề tiền bạc trong hôn nhân cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn chiến tranh tài chính. Hãy tham khảo ý kiến ​​của nhau trước khi mua bất kỳ thứ gì và lập kế hoạch cho chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng của gia đình.

Thói quen chi tiêu khác biệt

Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng đã công bố một nghiên cứu cho thấy tình huống này có thể trở thành vấn đề khi một trong hai người không biết cách ưu tiên các nhu cầu tài chính trong hôn nhân. Thay vì đóng góp một phần vào hóa đơn hàng tháng, họ mua một bộ quần áo hiệu không cần thiết cho riêng bản thân.

Do đó, các cặp đôi cần trao đổi rõ ràng về những khoản chi quan trọng hơn cần quan tâm hơn là mua sắm đồ đạc. Việc thảo luận cùng nhau cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn bất đồng. Nên tham khảo ý kiến của nhau trước khi mua bất kỳ thứ gì và lập kế hoạch cho chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng.

Đêm tân hôn nghe tiếng sột soạt, tôi sợ hãi khi thấy một đôi mắt dưới giường và sự thật lặng người phía sau

Giờ cứ nghĩ đến cảnh sống chật vật trong tương lai mà tôi thấy khổ sở chỉ muốn ly hôn ngay. Giờ tôi phải làm sao đây?

TIN MỚI NHẤT