Mới đây, MXH lan truyền thông tin bộ đề ôn tập của một thầy Phó Hiệu trưởng trường chuyên nổi tiếng giống đến 80% đề thi chính thức của Bộ GD-ĐT công bố.
- Dư luận phẫn nộ với cặp đôi 'mẹ thiên hạ' ngang nhiên lạng lách, rồ ga để "thông chốt" kiểm tra giấy tờ tại Gò Vấp
- TP.HCM sẽ phát 16.000 phiếu mua hàng cho người nghèo, 5.500 sinh viên ở KTX được hỗ trợ mua hàng tổng giá trị 1,5 tỉ đồng
Theo Pháp Luật Và Bạn Đọc đưa tin, một thầy giáo có tên Đ.H sau khi xem lại các đề tổng ôn của thầy Phan Khắc Nghệ (Hà Tĩnh) đã phát hiện: Khi so sánh mã đề chẵn - lẻ của đề thi thật môn Sinh của Bộ GD-ĐT thì có sự tương đồng với đề ôn của thầy Nghệ, giống nhau đến 80% (32/40 câu có nội dung tương tự nhau).
Được biết trước ngày thi môn Sinh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra, thầy giáo Phan Khắc Nghệ (Phó hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi live tổng ôn ngay sát ngày thi chính thức cho môn Sinh (bao gồm 1 video củng cố kiến thức trọng tâm phát ngày 5/7 và 1 video chữa đề khóa luyện thi VIP ngày 7/7).
Thầy H.Đ còn đối chiếu sự giống nhau giữa đề tổng ôn và đề chính thức của Bộ GD-ĐT thì nhận thấy:
Câu hỏi số 6 và 104 đề VIP (của thầy Nghệ) có hình ảnh và nội dung giống với câu hỏi 109 (mã đề 205) và 106 (mã đề 216).
Chia sẻ thêm về vấn đề này, thầy Đ.H cho biết thêm: "Nếu đây là sự đoán trước đề của một giáo viên thì thực sự là chuyện vô cùng lạ ở Việt Nam. Vì bên cạnh các nội dung dạng chữ, còn có nhiều hình vẽ không có trong sách giáo khoa hay bất cứ kì đề nào trước đó. Đặc biệt, một số câu có sự trùng lặp từng câu từng chữ một cách chính xác, nguyên vẹn như trong đề thi.
Tôi vẫn hi vọng rằng, sự trùng hợp quá lớn này chỉ là một sự ngẫu nhiên của 1 kì thi được đảm bảo. Với post này, tôi mong được sự chia sẻ và góp ý chuyên môn của các giáo viên Sinh học trong cả nước, các chuyên gia giáo dục, để xem xét lại khả năng liệu đây có là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Liệu có cần thành lập 1 hội đồng thẩm định sự trùng hợp này hay không?".
Được biết ngoài là Phó Hiệu trưởng, thầy Phan Khắc Nghệ còn là tác giả của 1 sách ôn tập môn Sinh cho học sinh cuối cấp. Bên cạnh đó, thầy cũng từng theo học Tiến sĩ tại ĐH Sư phạm Hà Nội, sở hữu channel luyện thi có đến 26,8k người đăng ký.
Hiện tại, bài viết chia sẻ trên trang cá nhân của thầy Đ.H vẫn nhận được nhiều lượt like share và phân tích từ các giáo viên dạy Sinh học.
Chia sẻ với Pháp Luật Và Bạn Đọc, Phó Hiệu trưởng THPT Chuyên Hà Tĩnh - Thầy giáo Phan Khắc Nghệ tỏ ra khá thất vọng khi bị "bóc phốt" công khai như vậy. Thầy Nghệ chia sẻ: "Cả đêm qua tôi mất ngủ khi đọc được bài viết ấy, rất nhiều đồng nghiệp cũng đã gọi điện động viên cũng như hỏi về tình hình của tôi".
Chia sẻ về việc "sự trùng hợp" đề thi tổng ôn của thầy Nghệ giống đến 80% đề thi chính thức, thầy giáo khẳng định: Hoàn toàn không có chuyện đó!
Thầy Nghệ cho biết: "Tính chất của buổi tổng ôn là giáo viên sẽ cho những kiến thức cô đọng nhất. Có thể bình thường giáo viên sẽ dạy kiến thức chung chung, dạy rộng nhưng vào buổi tổng ôn sẽ chỉ dạy những kiến thức trọng tâm và nghĩ sẽ sát đề thi thật nhất thôi".
Thầy cũng cho biết thêm, những phần giống nhau đều là kiến thức cơ bản có trong SGK (tức phần lấy điểm 6 - 7 trở xuống). Giáo viên nào nếu biết dạy cô đọng, dạy trọng tâm thì sẽ chỉ được học sinh nên ôn những gì.
Kiến thức trong buổi tổng ôn, thầy Nghệ dùng phương pháp loại trừ (loại đi những dạng kiến thức đã ra trong đề thi tốt nghiệp 2 năm trở lại). Bên cạnh đó, cũng căn cứ vào đề minh họa, lý thuyết giảm tải => Nhờ đó khoanh vùng được kiến thức sẽ ra trong đề thi thật.
Thầy cũng đưa ra dẫn chứng: "Ngày 20/6, tôi đã đăng công khai 6 đề chống liệt trên trang cá nhân (miễn phí cho tất cả học sinh toàn quốc). Nếu xem lại sẽ thấy các câu hỏi cơ bản trong đề thi chính thức đều có hết trong đó. Bởi đây là kiến thức rất căn bản, có trong SGK. Giáo viên nào có kinh nghiệm và theo dõi đề hoàn toàn có thể làm được".
Thầy giáo Phan Khắc Nghệ khẳng định: Sự trùng lặp là do kiến thức cơ bản giống nhau. Đồng thời chỉ giống về nội hàm (nội dung, cách hỏi) chứ không đúng 100% đề thi thật
Còn việc hình ảnh trong đề của thầy Nghệ giống với đề thi chính thức, nam giáo viên trả lời:
"- Hình thứ nhất là thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO2 ở thực vật - hình này có trong SGK. Hầu như năm nào đề chính thức của Bộ GD-ĐT cũng có câu hỏi liên quan đến thực hành. Năm ngoài đã ra về thực hành trên động vật. Nên năm nay, tôi vẫn ôn cho cả học sinh thực hành trên động vật lẫn thực vật, nhưng tập trung ôn thực vật nhiều hơn.
- Hình thứ 2 là xung quanh các đảo. Hình ảnh tôi lấy từ đề tham khảo của Sở GD-ĐT Nghệ An đã công bố trước đó. Có thể đề thi thật đã lấy dẫn chứng cũng từ đó".
Sau những ồn ào vừa rồi, thầy Nghệ cũng cho biết sẽ sớm có bài đăng đính chính trên trang cá nhân để học sinh của mình yên tâm học tập.