Từ năm 2023, tuổi nghỉ hưu tiếp tục tăng theo lộ trình, nam thêm 3 tháng, nữ thêm 4 tháng so với tuổi nghỉ hưu áp dụng năm 2022.
- Hiện trường vụ cháy quán massage ở Hà Nội: Giải cứu thành công 6 người mắc kẹt trên tầng thượng
- Cục Hàng không: Nếu thấy giá vé máy bay cao hơn quy định, hãy gọi tới đường dây nóng
Tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2023
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định như sau:
- Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo lộ trình trên vào năm 2023 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.
Lưu ý, độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Đồng thời, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ.
Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Trường hợp được về hưu sớm từ năm 2023
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, nhiều trường hợp người lao động đã nghỉ việc và đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên được về hưu sớm, hưởng lương hưu hằng tháng ngay từ năm 2023 này.
Đầu tiên là người lao động từ 50 - 55 tuổi đã làm công việc khai thác than trong hầm lò đủ 15 năm.
Hai là người nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Ba là nam từ 55 - 60 tuổi, nữ từ 50 - 55 tuổi có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Bốn là người có 15 năm làm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Năm là nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Sáu là nam 55 tuổi và nữ 50 tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Các trường hợp này đều phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội mới được nghỉ hưu sớm.
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nêu rõ lao động nữ làm chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có từ 15 - 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi có thể về hưu sớm và hưởng lương hưu hằng tháng.
Ngoài ra, Nghị định 50 ngày 2-8-2022 của Chính phủ nêu rõ, viên chức có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ hoặc tương đương, giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, viên chức có chuyên môn kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực đặc thù sẽ nghỉ hưu muộn hơn so với tuổi nghỉ hưu thông thường.
Thời gian "muộn hơn" tối đa là 5 năm, trong trường hợp đơn vị có nhu cầu và viên chức có đủ sức khỏe. Trong thời gian thực hiện tuổi hưu cao hơn, viên chức chỉ làm chuyên môn, không giữ chức vụ quản lý và không bảo lưu phụ cấp chức vụ.