Trong thời gian hành kinh, lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm.
- Thấy con gái được bạn nam đèo đi học, vị phụ huynh bất ngờ đỗ xe trước mặt, hành động sau đó khiến nhiều người khó hiểu
- Xuất hiện hình ảnh nam Gymer bị nhiều người bủa vây, trao tận tay sách Đạo đức và Giáo dục công dân sau khi có phát ngôn thiếu suy nghĩ về vợ chồng nghệ sĩ Chí Tài
Quy định mới này được nêu tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Cụ thể, khoản 3 Điều 80 của Nghị định 145 quy định về việc nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
- Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Số ngày nghỉ này do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng tối thiểu 3 ngày/tháng.
- Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
- Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Nghị định 145/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 14/12/2020, có hiệu lực từ ngày 1/2/2021.