Trong số 250 trường hợp đang được cách ly tại Khu cách ly tập trung của thành phố thì huyện Củ Chi tiếp nhận 222 ca, 18 ca Nhà Bè còn lại tại quận 7. TP.HCM cũng ghi nhận 49 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, trong đó 47 ca đã âm tính.
- Việt Nam: 81 ca nghi nhiễm Covid-19, hơn 6.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly
- Việt Nam có 30 phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn để xét nghiệm COVID-19
Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, tính đến 8h ngày 1/3, tại TP.HCM đã có 49 người nghi nhiễm Covid-19. Trong đó có 47 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 2 trường hợp đang chờ kết quả. TP.HCM cũng chưa ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới nào khác, 3 ca dương tính trước đó đều đã được chữa khỏi bệnh.
Hiện có 250 trường hợp đang được cách ly tại Khu cách ly tập trung của thành phố, gồm: 222 trường hợp tại Khu cách ly tập trung tại huyện Củ Chi, 18 trường hợp tại huyện Nhà Bè, còn quận 7 tiếp nhận 10 trường hợp.
Số ca cách ly tại các cơ sở tập trung của quận, huyện cũng tăng vọt lên con số 171 trường hợp, hiện đã có 51 người kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày, còn 120 người đang tiếp tục được theo dõi.
Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 3.083 trường hợp nhưng chỉ còn 115 trường hợp là đang tiếp tục được theo dõi.
Ngoài ra, TP.HCM cũng áp dụng việc khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu cho tất cả hành khách nhập cảnh từ quốc gia có dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Iran. Sở Y tế tiếp tục triển khai thêm các khu cách ly tập trung mới của thành phố để đảm bảo khả năng tiếp nhận cách ly y tế trong tình hình mới gồm:
+ Triển khai khu cách ly tập trung thành phố tại huyện Nhà Bè với quy mô 120 giường.
+ Sử dụng cơ sở Bệnh viện quận 7 (cũ) thành khu cách ly tập trung thành phố với quy mô 100 giường.
Trong buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 của thành phố chiều 29/2, đồng chí Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBNDTP, Trưởng Ban chỉ đạo cho biết trên địa bàn TP có khoảng 19.000 bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.
Tuy nhiên hiện nay chỉ có 349 bác sĩ chuyên khoa Nhiễm và 966 điều dưỡng có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh tại các khoa Nhiễm của các bệnh viện, nên việc đảm bảo nguồn nhân lực chuyên môn nếu dịch bệnh bùng phát lan rộng là rất khó.
Do đó, bên cạnh việc sẵn sàng mở thêm bệnh viện dã chiến và các khu cách ly tập trung, một yêu cầu cấp bách đối với Ngành Y tế đó là mở thêm nhiều khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên y tế về những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết cho một bác sĩ thuộc chuyên khoa khác tham gia công tác chống dịch Covid-19 khi dịch bùng phát.
Đồng thời, một yêu cầu khác được xem như "mệnh lệnh" của Chủ tịch UBNDTP đối với Ngành Y tế là không để nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 khi tham gia chăm sóc người bệnh trong quá trình chống dịch.