Chiều 13/11, với 449 đại biểu tham gia và tán thành (chiếm 93,15%), Quốc hội khoá XIV đã biểu quyết thông qua Luật Cư trú (sửa đổi).
- Tan làm khuya trở về nhà, cô gái trẻ bị gã biến thái khỏa thân dưới gầm giường chui ra túm chân, biết kế hoạch của tên này ai cũng sởn da gà
- Vụ bố chồng đánh con dâu mang thai và 2 cháu nội nguy kịch: Nguyên nhân do nồi canh không ngon, hé lộ thư tuyệt mệnh của nghi phạm
Luật Cư trú (sửa đổi) gồm VII chương, 38 điều. Luật này quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2021.
Về điều khoản chuyển tiếp, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) bỏ các quy định về: Sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân, tách sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu tại Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.
Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và không quá một nơi tạm trú.
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc T.Ư (dự thảo Luật Cư trú sửa đổi trình Quốc hội được thể hiện theo định hướng này, tức là không có quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cư trú (sửa đổi) cho biết, tiếp thu theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và thể hiện khoản 3 Điều 38 của dự thảo Luật theo hướng cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
Quy định này không làm ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật Cư trú và việc triển khai thực hiện các quy định của Luật ngay từ thời điểm ngày 01/07/2021.
Khi các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành việc xây dựng, vận hành thông suốt và các cơ quan, tổ chức, địa phương đã thực hiện tốt việc kết nối, liên thông để bảo đảm chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú của công dân thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ tự chấm dứt vai trò ngay cả khi chưa đến thời hạn 31/12/2022.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ Luật, Quốc hội đã biểu quyết thông qua quy định tại Điều 27 về điều kiện đăng ký tạm trú. Theo đó, có 436 đại biểu tham gia và tán thành (chiếm 90,46% tổng số ĐBQH) biểu quyết việc không quy định điều kiện riêng đối với người đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ./.