Một số quy định về nơi ở xanh hay nhân lực xanh có thể khiến nhiều người lao động khó có thể trở lại với công việc trong thời gian tới.
- Ngân hàng cảnh báo 3 chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19, ai cũng có thể là nạn nhân!
- Chủ tịch nước gửi thư đến vợ anh Vũ Quốc Cường, tình nguyện viên qua đời vì nhiễm SARS-CoV-2
Theo thông tin từ Dân trí, TP.HCM đang tiến hành thực hiện nhiều công tác chuẩn bị cho việc bước sang giai đoạn mới từ này đến 30/9. Theo đó, người lao động tại các khu công nghiệp cũng chuẩn bị sẵn sàng để bước vào giai đoạn "nới lỏng" giãn cách.
Trong đó, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động mới đó chính là "4 xanh" bao gồm: nhân lực xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định rằng cả doanh nghiệp lẫn người lao động sẽ khó có thể thực hiện được điều này.
Cụ thể, theo Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài - Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ với Báo Dân Trí: "Việc áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng cho người lao động là tạo cơ hội làm việc trở lại cho họ. Tuy nhiên, một số quy định trong phương án "4 xanh" hiện nay đang khiến người lao động có thể gặp khó khăn khi quay lại".
Khó khăn thứ nhất được vị Giáo sư này phân tích chính là "nơi ở xanh". Được biết, hơn 50% người lao động tại các khu công nghiệp đến từ nhiều địa phương khác nhau, trong thời gian dịch bùng phát thì đa phần họ đã về quê tránh dịch. Tuy nhiên, khi người lao động quay lại làm việc nhưng nhà trọ hoặc địa phương chưa phải là vùng xanh thì sẽ khó có thể bắt đầu lại công việc.
Khó khăn thứ hai là "nhân lực xanh". Hiện nay, chỉ có hơn 40% người lao động tại các khu công nghiệp tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Các nghiệp tại TP.HCM khó có thể đạt được số lao động được cấp thẻ xanh như kỳ vọng ít nhất là trong 2 tháng tới. Bên cạnh đó, theo Giáo sư Hoài việc phân loại những người lao động có "thẻ xanh" hay "thẻ vàng", đảm bảo quy định "3 tại chỗ" và xét nghiệm định kỳ cũng tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Giải pháp được Giáo sư Hoài đề xuất chính là TP.HCM cần phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho khoảng 60% người lao động trong các khu công nghiệp. Đồng thời, giảm tải những quy định "3 tại chỗ" để doanh nghiệp không tốn nhiều chi phí. Đặc biệt là không nên quá cứng nhắc trong việc áp dụng "4 xanh" cho người lao động và các khu công nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đảm bảo có trạm y tế lưu động để giám sát tình hình sức khỏe của người lao động.
Vừa qua, sở GTVT TP.HCM đã gửi văn bản lên UBND TP.HCM đề xuất đưa người lao động từ các tỉnh, thành quay lại thành phố bằng đường bộ từ ngày 1/10.
Theo đó, người lao động có nguyện vòng quay lại TP.HCM để làm việc cần tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng Covid-19, đồng thời đã qua 14 ngày kể từ khi tiêm mũi cuối cùng hoặc có xác nhận đã khỏi Covid-19. Người dân trở lại TP.HCM cũng cần có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 còn hiệu lực và được UBND tỉnh, thành phố nơi cư trú cho phép di chuyển.