Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS 1/12: Nỗ lực không còn phân biệt đối xử và không còn người tử vong do AIDS

Xã hội 01/12/2022 09:38

AIDS đã trở thành một trong những căn bệnh quái ác nhất mà loài người từng phải đối mặt.

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

Tính từ năm 1981 tới 2007, bệnh AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người, và tới năm 2007 ước tính có khoảng 33,2 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm HIV, làm cho HIV/AIDS trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại nhất trong lịch sử. Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng chỉ riêng năm 2007, đã có khoảng 2 triệu người bị chết vì bệnh AIDS, trong đó có khoảng 270.000 trẻ em.

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS 1/12: Nỗ lực không còn phân biệt đối xử và không còn người tử vong do AIDS - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Trong bối cảnh phải gánh chịu đại dịch kép, các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới đã và đang chung tay, nỗ lực nâng cao nhận thức và kiến thức để chúng ta có một tương lai không còn người nhiễm mới HIV, không còn phân biệt đối xử và không còn người tử vong do AIDS - mong muốn tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhận thức của cán bộ và Nhân dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS thay đổi tích cực, có nhiều chuyển biến; sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng đối với người bị HIV/AIDS giảm rõ rệt; nhiều người nhiễm HIV đã tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS từng bước được xây dựng đồng bộ và khá toàn diện.

Nhà nước, xã hội và cộng đồng quốc tế đã có sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Công tác phòng, chống HIV/AIDS của nước ta đã đạt được mục tiêu: Giảm số người nhiễm HIV; giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS; phấn đấu đến năm 2030 chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS.

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS 1/12: Nỗ lực không còn phân biệt đối xử và không còn người tử vong do AIDS - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Dịch HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 tất cả các trường đại học trên cả nước

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2023 của tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước chính xác nhất, sinh viên và phụ huynh tham khảo.

TIN MỚI NHẤT