Hiện nay, nhiều công dân đã đi làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới và vẫn đang giữ CMND cũ. Vậy cần làm gì với CMND cũ để tránh gặp rắc rối sau này?
- Công dân sẽ gặp nhiều rắc rối nếu để lộ những thông tin này trên CCCD gắn chip
- Những người chưa đổi từ CMND/CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip cần lưu ý những điều sau
Người dân cần làm gì với thẻ CMND cũ để tránh gặp rắc rối sau này?
Chụp lại tất cả thông tin trên thẻ CMND cũ có cắt góc: Việc làm này là cần thiết bởi vì rất nhiều thông tin quan trọng đều liên quan đến thẻ CMND cũ. Điển hình như các tài khoản trên các ứng dụng hoặc các ví điện tử, tài khoản ngân hàng... thường yêu cầu người dân nhập các thông tin như số CMND, địa chỉ thường trú, ngày cấp, nơi cấp...
Do đó, người dân cần chụp lại để sau này có nhu cầu muốn định danh lại tài khoản hoặc thay đổi các thông tin cá nhân.
Không chỉ vậy, các giấy tờ trước đây như tờ khai sơ yếu lý lịch, giấy tờ tùy thân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội,... đều có liên quan đến thông tin CMND cũ. Chính vì vậy, khi Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cập nhật đồng bộ và đầy đủ, tốt nhất người dân nên lưu giữ lại tất cả các thông tin này để thuận tiện trong quá trình giao dịch.
Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014, thời hạn cấp CCCD có thể kéo dài từ 7 ngày cho đến không quá 20 ngày làm việc. Nếu trong khoảng thời gian này người dân có làm các thủ tục hành chính thì cần có CMND cũ photo công chứng đầy đủ để phòng rủi ro.
Công dân cần làm gì khi có CCCD gắn chip mới?
Theo Bộ Công an, khi đi giao dịch, trường hợp thông tin số CMND, CCCD cũ của công dân không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công an sẽ đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ CCCD, CMND cũ.
Do đó, công dân cần xin giấy xác nhận số CMND khi chuyển sang thẻ CCCD gắn chip.
Khi làm các thủ tục như đăng ký tài khoản ngân hàng, bảo hiểm xã hội… người dân sử dụng CMND 9 số thì khi được cấp CCCD gắn chip mới, việc cấp giấy xác nhận số CMND cũ tạo thuận lợi cho người dân lẫn các cơ quan, tổ chức khi thực hiện thủ tục xác nhận.