Bs. Trương Hữu Khanh: Người dân TP.HCM sợ/không khai báo y tế, nhiều người mang bệnh đi xa, đi rất nhiều nơi

Xã hội 30/05/2021 11:51

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhận định dịch Covid-19 tại TP.HCM vô cùng phức tạp và cần thay đổi lại chiến lược xét nghiệm vì vấp phải 3 khó khăn lớn.

Theo thông tin từ Doanh nghiệp và Tiếp thị, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Chuyên gia truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhận định dịch Covid-19 tại TP.HCM vô cùng phức tạp và cần thay đổi lại chiến lược xét nghiệm vì vấp phải 3 khó khăn lớn.

Theo ông, TP.HCM đã qua 4 chuỗi lây nhiễm, dịch đã xuất hiện trong cộng đồng khoảng 2 tuần nhưng không xác định được F0 dẫn tới dịch vẫn đang có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây ra nhiều khó khăn. Các ca bệnh đều làm các ngành nghề khác nhau, nghề tự do nên họ đi lại càng nhiều và virus lây lan ra nhiều quận huyện thậm chí các tỉnh lân cận cũng có ca nhiễm.

Biến chủng virus mới đều có tốc độ lây lan nhanh, phát hiện chậm bởi vì khi người bệnh có triệu chứng vào viện khám mới xác định được là F0, lúc này họ đã lây qua nhiều chu kỳ.

Covid-19 1
Ảnh minh họa: Bộ Y tế

Đánh giá tình hình dịch của TP.HCM, bác sĩ Khanh cho biết dịch phức tạp nhưng lại vấp phải 3 khó khăn lớn:

-Thứ nhất: Người có dấu hiệu và đường hô hấp yếu tố dịch tễ không rõ ràng thì không thể vây được vì người họ sợ đến bệnh viện. Các bệnh viện không làm test nhanh vì Sở Y tế chỉ quy định làm test nhanh cho trường hợp cấp cứu, phẫu thuật còn lại tất cả các trường hợp đều phải làm PCR nhưng không phải bệnh viện nào cũng có xét nghiệm PCR. Bệnh nhân họ đến bệnh viện muốn làm PCR phải gửi đi chỗ khác và cũng không được làm vì không có yếu tố dịch tễ. BS Khanh cho rằng nên thực hiện xét nghiệm tất cả những người có viêm hô hấp đừng chờ yếu tố dịch tễ vì dịch đã ở trong cộng đồng nếu chờ dịch tễ thì càng khó hơn.

-Thứ hai: Người mang bệnh đi xa, họ đều đi rất nhiều rơi nên truy vết cũng không xuể vì có người khai có người không, nhất là một số người có yếu tố hơi nhạy cảm họ sẽ không khai, chỉ khi nào có dấu hiệu ho, khó thở may ra họ mới vào viện. Lúc này chu trình lây nhiễm đã theo 1 chuỗi khác.

-Thứ ba: Ý thức người dân, trước tình hình dịch như hiện nay là sợ bệnh, sợ cách ly. Khi người dân bị sốt, ho họ cũng sợ không dám đi bệnh viện, tự mua thuốc, khai báo y tế cũng không đúng. Họ sốt, ho chỉ mua thuốc paracetamol và khai nhức đầu. Điều này không ai cấm được họ.

Bác sĩ Khanh cũng cảnh báo với tình hình như vậy, nếu không thay đổi chiến lược xét nghiệm thì khó lòng xác định được  F0 và kiểm soát dịch bệnh.

Chồng bệnh nhân 22 tuổi qua đời vì Covid-19 kể về việc chạy chữa cho vợ: 'Tôi phải bán nốt đàn lợn nái và con trâu sắp đẻ'

Chồng của nữ bệnh nhân 22 tuổi tử vong vì Covid-19 không kìm nổi xúc động khi kể về hành trình chiến đấu với bệnh tật của người vợ xấu số, khi vừa có dấu hiệu thoát khỏi bệnh suy tủy xương thì lại bị "tử thần" Covid-19 "vồ lấy".

TIN MỚI NHẤT