Mới đây, phía BH Media đã chính thức trả lời truyền thông trước sự việc bị 'tố' sử dụng bản quyền trái phép ca khúc "Tiến Quân Ca", phần âm thanh trong video Quốc tang hay loạt các sản phẩm âm nhạc khác.
- Xôn xao thông tin đệ tử của 'thầy ông nội' chở một cô gái chạy xe máy ra khỏi Tịnh Thất Bồng Lai?
- Hình ảnh bên trong Tịnh Thất Bồng Lai: 'Đệ tử' của 'thầy ông nội' gọi điện cho cơ quan chức năng, bức xúc vì bị nhiều người làm phiền
Vừa qua, VTV đã lên án và phản ánh vấn đề BH Media giữ bản quyền sở hữu các ca khúc như Tiến Quân Ca, phần âm thanh trong video Quốc tang hay loạt các sản phẩm âm nhạc khác. Sự việc trên cũng khiến không ít nghệ sĩ và người dân bất bình khi sản phẩn trí tuệ cá nhân lại bị một đơn vị sỡ hữu bản quyền như trên.
Theo Tuổi Trẻ, chiều ngày 4/11, Công ty BH Media khẳng định những "cáo buộc" này của VTV là không đúng.
Theo đại diện công ty này, tác giả bài viết "Chiếc gậy" của BH Media, nhận vơ và sự trục lợi bản quyền các tác phẩm trên nền tảng số đăng tải trên báo điện tử ngày 4/11 đã không hiểu chính xác về quyền tác giả, quyền liên quan (theo Luật sở hữu trí tuệ), và cung cấp thông tin không chính xác tới bạn đọc, làm ảnh hưởng đến BH Media.
Về thông tin VTV cho rằng BH Media nhận sở hữu bản quyền cả ca khúc Tiến quân ca, BH Media khẳng định là không chính xác bởi quyền tác giả của ca khúc vĩnh viễn thuộc về nhạc sĩ Văn Cao. Còn bản ghi Tiến quân ca do Hồ Gươm Audio bỏ tiền ra sản xuất, theo Luật sở hữu trí tuệ, Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi này và Hồ Gươm Audio đã ủy quyền quản lý, khai thác trên YouTube cho BH Media.
Mặc dù năm 2016, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã có công văn gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề nghị dừng thu phí bản quyền ca khúc Tiến quân ca do gia đình cố nhạc sĩ đã có thư hiến tặng cho nhân dân và nhà nước, nhưng nếu một cá nhân, tổ chức nào đó bỏ thời gian, công sức, tiền bạc ra làm một bản ghi Tiến quân ca, theo Luật sở hữu trí tuệ, họ là nhà sản xuất, là chủ sở hữu của bản ghi này (quyền liên quan). Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi của họ đều phải xin phép.
Cũng đăng tải thông tin về sự việc, theo Pháp luật và Bạn đọc, BH Media chia sẻ về vấn đề các bản ghi trên Youtube.
"Bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất, tức Hồ Gươm Audio là chủ sở hữu của bản ghi. Bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này phải xin phép Hồ Gươm Audio. BH Media chỉ là đơn vị được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý, khai thác tác phẩm trên YouTube.
Do đó, khi BH Media đưa bản ghi Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio lên YouTube, nếu có ai đó upload video sử dụng chính xác bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio sản xuất thì YouTube mới gửi thư thông báo xác nhận bản quyền. Còn nếu người dùng đăng tải bản ghi Tiến Quân Ca, do họ tự đầu tư sản xuất khác với bản của Hồ Gươm Audio, thì YouTube sẽ không nhận diện bản quyền" - BH Media chia sẻ.
Ngoài ra, về vấn đề bị lên án nắm quyền sở hữu đoạn âm thanh trong video Lễ Quốc Tang do VTV1 phát sóng, BH Media cho biết qua hệ thống, đây là video giả danh VTV1, sử dụng bản Tiến Quân Ca của Hồ Gươm Audio mà không xin phép.
Hiện, sự việc đang khiến dư luận quan tâm.