Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều gia đình tích trữ thuốc hạ sốt, cảm... để phòng trường hợp bất ngờ. Tuy nhiên sử dụng các loại thuốc này như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
- Tin vui: Việt Nam điều chế thành công thuốc điều trị COVID-19, còn có khả năng ức chế phát triển virus H5N1
- 'Bà đỡ' 10x giúp thai phụ 'mẹ tròn con vuông' ngay tại chốt kiểm dịch: 'Em đã bật khóc khi nghe tiếng khóc của bé'
Sốt là vấn đề thường gặp ở tất cả các độ tuổi, chính vì vậy, nhu cầu điều trị, sử dụng thuốc hạ sốt đối với các gia đình khá cao, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, tủ thuốc của nhiều gia đình thường có thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt... Tuy nhiên cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết khi có các triệu chứng sốt, người dân cần có các biện pháp điều trị thích hợp, đúng cách để đem lại hiệu quả và sớm phát hiện các bệnh nghiêm trọng.
Cụ thể, bác sĩ nhấn mạnh đối với người lớn, khi xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ từ 38,5 độ C trở xuống thì chỉ cần uống nhiều nước. Theo đó, sốt nhẹ ở nhiệt độ này thường ít gây hại, nếu không thấy quá mệt mỏi, khó chịu nhiều thì không cần dùng thuốc hạ sốt. Trường hợp nếu thấy mệt mỏi khó chịu thì có thể sử dụng. Nếu người bệnh sốt cao trên 39 độ C thì cần phải sử dụng thuốc hạ sốt.
Đối với trẻ nhỏ bị sốt, trẻ em cũng điều trị sốt như người lớn. Trường hợp nhiệt độ trên 38 độ C thì cần được điều trị y tế ngay. Các trường hợp trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi thì cần được đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu sốt.
Bên cạnh đó, đặc biệt lưu ý đối với những trẻ nhỏ có tiền sử sốt co giật thì ngay sau khi có biểu hiện sốt dưới 38 độ C cần đưa đến các cơ sở y tế để nhanh chóng điều trị, tránh tình trạng trẻ bị sốt cao, co giật, cực kỳ nguy hiểm.
Ngoài uống thuốc hạ sốt, cần lưu ý đến những biện pháp điều trị sốt không dùng thuốc như chườm khăn ấm lên các cùng trán, nách, bẹn, cởi bớt quần áo cho thoáng và uống nhiều nước để làm mát người.
Bác sĩ Khanh cũng chỉ ra 2 loại thuốc thường dùng trong việc hạ sốt gồm paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen và naproxen). Trong đó, ibuprofen được chỉ định chỉ dùng để hạ sốt cho bệnh nhân từ 6 tháng tuổi trở lên.
Các sản phẩm này có sẵn dưới dạng các sản phẩm đơn lẻ hoặc kết hợp trong các phiên bản mở rộng và có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, viên nang gel, gel lỏng, bao tan trong ruột, chất lỏng, hỗn dịch và viên nén nhai cho bệnh nhân người lớn và trẻ em.
Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh còn đặc biệt lưu ý khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc là từ 4 đến 6 giờ. Người dân cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, không nên sử dụng liên tiếp các liều trong vòng 4 tiếng vì dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc gây nguy hiểm.
Mỗi loại thuốc hạ sốt có thời gian tác dụng khác nhau. Do vậy, tùy vào loại đang dùng, thời gian uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu có thể thay đổi.