Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập: Đừng để thành tích trở thành 'con dao vô hình'

Xã hội 08/05/2024 13:49

Liên tiếp thời gian gần đây nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập từ cha mẹ khiến nhiều người không phải xót xa.

Nam sinh lớp 6 nhảy lầu sau khi than phiền áp lực học tập

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, ngày 7/5, bà Ông Thị Thủy - phó chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng - xác nhận trên địa bàn phường vừa xảy ra vụ việc cháu trai nhảy lầu từ tầng 6 chung cư xuống đất.

Theo thông tin ban đầu, tối 6/5, sau khi đi học kèm ở khu chung cư về nhà, cháu N. (học sinh lớp 6, phường Hòa Thọ Đông) có biểu hiện không ổn định và khóc. Không biết em bị gì, chị của N. (học sinh lớp 8) đóng cửa đi tắm.

Đang làm việc ở miền Nam, mẹ N. nhận được tin nhắn với nội dung "con tự tử". Khi gọi lại thì không ai bắt máy.

Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập: Đừng để thành tích trở thành 'con dao vô hình' - Ảnh 1
Khu chung cư nam sinh sinh sống cùng bà - Ảnh: tuổi Trẻ

Một lúc sau nhiều người hàng xóm phát hiện N. nhảy từ tầng 6 xuống đất. Mọi người đưa cháu đi cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, tổn thương nhiều cơ quan nội tạng.

Được biết, do mẹ đi làm ăn xa nên chị em N. ở với bà ngoại tại khu chung cư. Gần đây bà ngoại hay nghe phàn nàn sức học của N. không tốt. Mẹ cháu mới từ miền Nam về tổ chức sinh nhật cho bà ngoại, vừa trở lại miền Nam làm việc thì nhận được tin dữ.

Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng cho biết hiện cháu N. được điều trị hồi sức trong tình trạng đa chấn thương.

Nam/Nữ sinh tự tử vì trượt đại học 

Dẫn tin từ VTC News, một nữ sinh ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam treo cổ tự tử chiều 5/10/2020, được cho là do đau khổ vì không đủ điểm vào Đại học Luật như mong muốn.

Gia cảnh khó khăn, mẹ mất sớm, bố không có việc làm ổn định, phải chăng thiếu nữ này coi việc đỗ đại học là con dốc nhất định phải vượt qua để thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, và rồi tuyệt vọng khi không đạt mục tiêu ấy?

Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập: Đừng để thành tích trở thành 'con dao vô hình' - Ảnh 2
Áp lực, tuyệt vọng, nhiều học sinh tìm đến cái chết - Ảnh minh họa: Internet

Trước đó, không ít chàng trai, cô gái vừa rời trường trung học tự tìm đến cái chết do không nhận được kết quả mong muốn trong kỳ thi/tuyển vào đại học. Tại huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, em Nguyễn Tấn T. đóng cửa tưới xăng tự thiêu tại nhà riêng sau kỳ thi năm 2014. Tâm sự với bố trước khi làm chuyện dại dột này, T. cho biết em muốn chết vì quá nhục nhã khi không đỗ đại học, làm xấu hổ cho gia đình.

Lê Kim M. (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cũng chọn cái chết vào năm 2013 sau khi nhận kết quả thi. Ngoài cảm giác thất vọng, M. còn hoang mang, chán nản vì có cảm giác bị người thân lạnh nhạt, xung quanh lời ra tiếng vào; và nhảy cầu tự tử là cách em chạy trốn thực tại…

Nam sinh lớp 10 để lại thư tuyệt mệnh, nhảy lầu tự tử

Đây là vụ việc từng gây rúng động dư luận suốt 1 thời gian dài, là hồi chuông cảnh tỉnh nhiều bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi mới lớn, dễ bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực. 

Cụ thể, dẫn tin từ báo Giao Thông, ngày 1/4/2022, Công an phường Phú La, quận Hà Đông nhận được thông tin tại sảnh toàn chung cư Văn Phú Victoria có một thi thể nam thanh niên không còn nguyên vẹn, nghi ngã từ tầng cao xuống.

Nhận được thông tin, công an đã có mặt cùng các lực lượng chức năng khác điều tra làm rõ.

Nạn nhân là cháu L.N.N.M (SN 2006) đang học chuyên Sinh tại trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Vào thời điểm trên, cháu L.N.N.M đã bước ra ban công rồi nhảy từ tầng cao xuống đã không qua khỏi.

Trước khi nhảy lầu cháu L.N.N.M có viết lại 1 đoạn thư tuyệt mệnh, tiết lộ áp lực học tập đến mức làm điều dại dột. 

Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập: Đừng để thành tích trở thành 'con dao vô hình' - Ảnh 3
Chung cư nơi học sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử - Ảnh: báo Giao Thông

Thận trọng với hiệu ứng domino tự tử, làm thế nào để ngăn chặn?

Hiện tượng học sinh tự tử xảy ra trong thời gian qua là một hồi chuông cảnh báo với toàn xã hội. 

Trả lời trên báo Dân Trí, Tiến sĩ Tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng, áp lực tinh thần kéo dài là "con dao vô hình" với độ sát thương lớn, để lại vô cùng nhiều hậu quả khủng khiếp, đặc biệt là với thế hệ thanh thiếu niên, những người sử dụng mạng Internet nhiều nhất và cũng có tinh thần chưa đủ vững chãi để đối diện với những áp lực. Điều thực sự đáng buồn là nhiều phụ huynh, thầy cô, những người lớn vẫn thờ ơ, phớt lờ những biểu hiện của căn bệnh lo âu, trầm cảm của trẻ.

Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập: Đừng để thành tích trở thành 'con dao vô hình' - Ảnh 4
Thành tích, điểm số... vô tình trở thành 'tảng đá' đè nặng lên vai học sinh - Ảnh minh họa: Internet

Áp lực học tập kéo dài, khi sự kỳ vọng cao hơn nhiều với năng lực, khi trẻ luôn bị ép phải giỏi toàn diện để đạt được những điểm số vô tri. Nhưng liệu rằng có ai khi trưởng thành nhớ được mình đã đạt bao nhiêu điểm 9, 10 thời còn đi học?

Khi trẻ rất có năng khiếu về nghệ thuật lại bị ép phải giỏi Toán - Lý - Hóa. Khi trẻ gặp xích mích và mâu thuẫn với bạn bè, bị cô lập, dè bỉu, tẩy chay. Khi trẻ thấy không còn ai có thể sẻ chia và thấu hiểu mình.

Những điều ấy nếu không có cơ chế để giải tỏa thì một ngày nào đó sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng.

Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi sự thay đổi nhỏ tại điểm gốc có thể gây ra những thay đổi tại các điểm xa hơn. Như trong trò chơi domino được đặt tên theo hiệu ứng này, khi xếp các quân cờ đứng cạnh nhau với khoảng cách nhất định, ta có thể đẩy đổ quân cờ đầu tiên và khiến các quân kế tiếp đổ theo.

Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập: Đừng để thành tích trở thành 'con dao vô hình' - Ảnh 5
Những điều ấy nếu không có cơ chế để giải tỏa thì một ngày nào đó sẽ dẫn đến những hậu quả đau lòng - Ảnh minh họa: Internet

Với hiệu ứng domino, đặc biệt với sự lan truyền của mạng Internet, chuỗi hành vi tiêu cực có thể trở thành "khuôn mẫu hành vi" cho những người có cùng hoàn cảnh, cùng độ tuổi, cùng gặp một vấn đề tương tự nhau.

Sự lan tỏa sẽ trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết nếu nó không được kiểm soát bởi hiệu ứng này chỉ có thể dừng lại khi tới quân cờ cuối cùng. Và câu hỏi được đặt ra là bao giờ mới đến quân cờ cuối? Vì vậy, cần hết sức thận trọng để không xảy ra hiệu ứng domino.

Cô ruột nam sinh trong vụ để lại thư tuyệt mệnh tự tử ở Hà Nội, hé lộ tính cách của cháu, tha thiết xin CĐM ngừng chỉ trích anh trai: '1 đoạn ngắn từ camera không nói nên tất cả'?

Tài khoản MXH được cho là của cô ruột nam sinh tự tử ở Hà Nội đã có dòng chia sẻ ngắn, trong đó hé lộ tính cách của cháu trai, đồng thời khẳng định bố của em không đáng bị CĐM chỉ trích.

TIN MỚI NHẤT