Chuyên gia: Cứ đến thời vụ là bùng phát, nên coi virus COVID-19 là bệnh theo mùa

Tin y tế 19/04/2023 16:11

Dịp đổi mùa Xuân-Hè hay Thu-Đông là dịp khí hậu, môi trường, hoạt động của mặt trời, của vũ trụ… tác động rất xấu đến cơ thể mọi sinh vât thì cũng là dịp bùng phát các bệnh lý do virus nói chung và virus Corona nói riêng.

Theo đó, bác sỹ Phạm Ngọc Thắng nhận định trên VietNamNet, ở Việt Nam, bệnh lý do nhiễm Sars-CoV-2 xuất hiện từ tháng 1 năm 2020 và đã hoành hành gây chết hàng vạn người. Với sự điều chỉnh cách thức chống dịch; với sự cảnh giác của toàn dân cùng các biện pháp tích cực khác như tiêm vắc-xin phòng bệnh, giữ vệ sinh môi trường, phòng chống lây lan… đến nay có thể nói đã chế ngự được dịch do Sars-CoV-2.

Cũng như các loại bệnh do vi sinh vật khác, dịp đổi mùa Xuân-Hè hay Thu-Đông là dịp khí hậu, môi trường, hoạt động của mặt trời, của vũ trụ… tác động rất xấu đến cơ thể mọi sinh vât thì cũng là dịp bùng phát các bệnh lý do virus nói chung và virus Corona nói riêng.

Trong các báo cáo mới nhất, hàng ngày có hàng trăm người được phát hiện ra nhiễm Sars-CoV… thực tế, nhiều hơn rất nhiều lần. Điều đó có thể gây hoảng loạn: Liệu Dịch bệnh Sars-CoV có quay trở lại không!? Dòng Sars-Cov lần này có thể biến dị thay đổi gene thành Sars-CoV-3, thậm chí Sars-CoV-4567 hay không? Có gây thảm cảnh giết người hàng loạt hay không?

Chuyên gia: Cứ đến thời vụ là bùng phát, nên coi virus COVID-19 là bệnh theo mùa - Ảnh 1
Sự lây lan của Virus Corona là điều không thể tránh khỏi, chúng ta nên coi nó là bệnh lý nhiễm virus theo thời vụ, cứ đổi mùa Xuân-Hè hay Thu-Đông là có đợt bùng phát. Ảnh: VietNamNet

Xin trả lời: Nếu chúng ta tương tác với thiên nhiên, với virus một cách thô bạo, chủ quan, duy ý chí, phản khoa học thì nguy cơ đó là có thật.

Nhưng cũng không thể nói một cách đơn giản võ đoán: Còn người nhiễm virus, còn người khởi bệnh do virus là còn dịch virus Sars-CoV được.

Đơn giản, theo định nghĩa phổ biến nhất về dịch bênh thì: Dịch bệnh Epidemic là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cộng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn.

Ví dụ, trong nhiễm não mô cầu, tỷ lệ mắc vượt quá 15 trường hợp trên 100.000 người trong hai tuần liên tiếp được coi là một vụ dịch.

Hiện nay, sự lây lan của Virus Corona là điều không thể tránh khỏi, chúng ta nên coi nó là bệnh lý nhiễm virus theo thời vụ, cứ đổi mùa Xuân-Hè hay Thu-Đông là có đợt bùng phát.

Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Quyết định số 1113/2003/QĐ-BYT ngày 04 tháng 04 năm 2003 Quyết định về việc ban hành ”Hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS” do Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng ký.

Chuyên gia: Cứ đến thời vụ là bùng phát, nên coi virus COVID-19 là bệnh theo mùa - Ảnh 2
Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh COVID-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả. Ảnh: Internet

Quyết định này hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)" áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước, bán công, tư nhân, dân lập, có vốn đầu tư của nước ngoài.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thông tin trên VOV cho rằng: Đến thời điểm này cần coi COVID-19 là bệnh lý chuyên khoa và cần xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc này tương tự như khi bạn bị bệnh nào thì sẽ tìm đến chuyên khoa đó để khám và điều trị. Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh COVID-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

Xác định được tâm thế ấy, chúng ta hoàn toàn có thể bình tĩnh sống với COVID-19 và chủ động mở cửa cho các hoạt động kinh tế - xã hội như trước thời điểm dịch bùng phát.

Đề xuất thay đổi quan điểm về dịch bệnh để không bị khủng hoảng là ý kiến của BS Trần Văn Phúc ở Bệnh viện Đa khoa Xanh – Pôn chia sẻ trên VOV, bác sĩ Phúc cho rằng, nếu chúng ta cứ mắc kẹt trong cái bẫy mang tên “Đại dịch COVID-19”, khi mà biến thể Omicron đang bắt đầu tấn công ồ ạt, thì chúng ta sẽ đối mặt với khủng hoảng khan hiếm nghiêm trọng về kit xét nghiệm, khủng hoảng nguồn nhân lực lao động, khủng hoảng về hệ thống y tế với nguy cơ đổ vỡ.

Việt Nam cũng đã đến thời điểm coi COVID-19 là bệnh lý đường hô hấp, tương tự như các bệnh lý đường hô hấp do các virus khác gây nên. Có nghĩa là trả COVID-19 về cho tuyến y tế điều trị. Các bệnh viện đa khoa sẽ thành lập khoa COVID-19, hoặc ít nhất là đơn nguyên chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19, thậm chí có những khoa dành riêng phòng điều trị bệnh nhân COVID-19. Công việc chẩn đoán và điều trị giao cho bác sĩ lâm sàng.

Trong khi đó các chuyên gia về truyền nhiễm lại có những đánh giá thận trọng hơn về thời điểm xem xét COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường.

Có thể nói, 2 năm qua, dịch bệnh đã làm đảo lộn mọi thứ, để đối phó với COVID-19 chúng ta đã phải nỗ lực rất nhiều. Nhiều quyết sách trong phòng chống dịch đã thay đổi để chúng ta mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có việc xem xét phân loại COVID-19 vào nhóm bệnh lý thông thường để nới lỏng các quy định. Tuy nhiên, quyết định này hiện vẫn phải dựa trên mức độ virus lây lan trong nước, tỉ lệ ca nhiễm trở nặng, tử vong cũng như nguy cơ ca nhiễm mới bùng phát thành đại dịch lớn, và cả nguồn lực sẵn có về vaccine, thuốc điều trị. Vì thế việc chắc chắn có thể tuyên bố COVID-19 là bệnh thông thường ở nước ta cần phải thêm một thời gian nữa.

Tiền Giang: Ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao

Từ đầu năm đến nay, địa phương ghi nhận 982 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.

TIN MỚI NHẤT