Trẻ từ 3 đến dưới 12 tuổi thường nhiễm Covid-19 rất nhẹ, việc tiêm là cần thiết nhưng không vội

Tin y tế 03/11/2021 15:31

Dự kiến đến năm 2022, TP.HCM sẽ triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 đến dưới 12 tuổi.

Theo chia sẻ thông tin từ Tuổi trẻ, trong bối cảnh TP.HCM đang triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi những ngày cuối, Sở Y tế TP cho biết sở cùng các phường, xã lập kế hoạch chi tiết để đề xuất với Bộ Y tế tiêm cho trẻ từ 3 đến dưới 12 tuổi với loại vắc xin phù hợp. Dự kiến đến năm 2022, Thành phố sẽ triển khai tiêm cho nhóm tuổi này.

Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) - Ông Nguyễn Minh Tiến cho hay hiện đã có một số nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ đã nghiên cứu tiêm vắc xin của Pfizer cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy tính an toàn và hiệu quả của vắc xin đối với trẻ qua nồng độ kháng thể bảo vệ, chưa thấy những phản ứng quá bất lợi, nguy hại nặng. Ngoài ra, cũng còn nhiều loại vắc xin khác như Moderna (Mỹ), VeroCell (Trung Quốc), Abdala (Cuba)... được đưa vào nghiên cứu để tiêm ở trẻ nhỏ. 

tiem vac xin
Ảnh: Tuổi trẻ

Chia sẻ về dự kiến tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 - 12 tuổi sắp tới, PGS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - dẫn chứng thực tế trẻ em nhiễm COVID-19 thường rất nhẹ, tỉ lệ chuyển nặng và tử vong rất thấp. Tỉ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 12 - 17 tuổi, từ 18 tuổi trở lên càng cao thì trẻ em cũng được bảo vệ càng nhiều.

Theo PGS Nga, hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chưa vội tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 - 12 tuổi, thay vào đó tiếp tục tiêm cho người trên 18 tuổi, đặc biệt là các nước nghèo, người có nguy cơ cao. Khi Việt Nam có vắc xin tốt, an toàn và phù hợp bối cảnh chung (các địa phương đều có tỉ lệ bao phủ vắc xin người trên 18 tuổi cao) thì tổ chức tiêm cho trẻ cũng không quá muộn.

tiem vac xin 1
Ngành y tế cần tổ chức tiêm chủng chặt chẽ, đặc biệt là chú trọng khâu theo dõi sau tiêm - Ảnh: Internet

Về liều lượng vắc xin để tiêm cho trẻ nhỏ, bác sĩ Tiến cho hay qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, so với trẻ lớn và người lớn, ở trẻ nhỏ thì sẽ điều chỉnh liều lượng tiêm vắc xin. Vì thế, trước khi tiến hành tiêm vắc xin cho nhóm tuổi này, Hội đồng khoa học của ngành y tế, Bộ Y tế cần phê duyệt, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để chiến dịch tiêm chủng đảm bảo tính an toàn và mang đến hiệu quả.

Ngoài ra, các chuyên gia cần chú ý vắc xin phòng COVID-19 là vắc xin mới, ngành y tế cần tổ chức tiêm chủng chặt chẽ, đặc biệt là chú trọng khâu theo dõi sau tiêm. Cụ thể, thay vì trẻ lớn và người lớn theo dõi sau tiêm trong vòng 2 - 3 ngày thì trẻ nhỏ cần nhiều thời gian hơn (ít nhất 1 tuần) vì những biến chứng muộn có thể xảy ra như viêm cơ tim.

Khô miệng có phải là một triệu chứng của Covid-19?

Các chuyên gia thảo luận về mối liên hệ giữa chứng khô miệng và Covid-19.

TIN MỚI NHẤT