Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, bệnh tăng trong những tháng cuối năm khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều.
- Ăn củ ráy để chữa bệnh đau xương khớp theo thông tin trên mạng, người phụ nữ bị bỏng phải nhập viện
- 2 cô gái trẻ suýt bỏ mạng vì sốc nhiễm độc khi sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh thông thường
Gia tăng trẻ nhiễm khuẩn hô hấp
Theo thông tin từ Dân Trí, bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thị Thanh Thảo, Phó trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, thông thường đến thời điểm cuối năm, số ca bệnh hô hấp lại gia tăng.
Từ tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt trẻ đến bệnh viện khám các vấn đề hô hấp, tăng khoảng 30% so với tháng trước đó. Đến sáng 22/11, có khoảng 270 trường hợp điều trị nội trú tại khoa Hô hấp 1.
Vì số lượng quá đông, khoa phải tận dụng cả khu vực phòng cách ly đang trống để đưa các ca bệnh hô hấp thông thường vào nằm.
Theo bác sĩ Thảo, đa số trẻ đến khám với bệnh cảnh viêm hô hấp trên, nhiễm siêu vi. Còn với những trường hợp nặng như viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng, lên cơn suyễn sẽ có chỉ định nhập viện.
Bên cạnh những phụ huynh có ý thức đưa trẻ đi khám sớm, vẫn còn một số trường hợp do bận rộn mà mua thuốc cho con tự điều trị tại nhà không đúng cách, dẫn đến bé biến chứng nặng.
"Có trường hợp trẻ đã viêm phổi nhưng chỉ uống thuốc hạ sốt, khiến trẻ diễn tiến viêm phổi nặng, biến chứng tràn dịch, tràn mủ màng phổi, hoại tử phổi, suy hô hấp...", bác sĩ Thảo dẫn chứng và tiết lộ, tháng 10 vừa qua có 8 ca bệnh nặng phải chuyển vào khoa Hồi sức.
Cũng theo bác sĩ Thảo, đa số bệnh hô hấp thông thường đều có thể điều trị tốt ở các cơ sở tuyến quận huyện. Nhưng nếu trẻ ho kéo dài trên 2 ngày và sốt nặng hơn, phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra ngay.
Làm sao phòng bệnh đường nhiễm khuẩn hô hấp?
Dẫn tin từ Tuổi Trẻ, nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, bệnh tăng trong những tháng cuối năm khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều. Phần lớn những bệnh nhi tử vong do bệnh hô hấp có bệnh nền mạn tính đi kèm như tiền căn sinh non, nhẹ cân, bệnh phổi mạn, dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bệnh lý huyết học bẩm sinh…
Để hạn chế lây lan mầm bệnh trong cộng đồng, cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thường xuyên đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi...