Cholesterol ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh tim mạch, đột quỵ và cũng là nguyên nhân hàng đầu của những căn bệnh gây tử vong cao.
- Nghẹt thở giây phút cấp cứu bệnh nhân thủng ruột non nguy cấp do ăn cá rô rán
- Quảng Bình: Cảnh báo mức độ khẩn gia tăng đột quỵ não nghiêm trọng, hơn 75% bệnh nhân trẻ hóa
Những ảnh hưởng của cholesterol cao
Theo VnExpress, cholesterol là loại chất béo sáp cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim...
Cholesterol giúp cơ thể sản sinh các hormone, axit mật và vitamin D. Nó di chuyển theo máu đi tới tất cả bộ phận của cơ thể.
Xơ vữa động mạch
Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, xuất hiện khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mảng bám là chất được tạo thành bởi cholesterol, chất béo và canxi. Mảng bám tích tụ trong thành động mạch sẽ khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại, có thể gây tắc nghẽn làm máu và oxy không thể lưu thông. Kết quả là sẽ gây đột quỵ và đau tim.
Đau tim
Khi cholesterol hình thành trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, một người sẽ có nguy cơ bị đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể ngăn không cho động mạch nhận máu, oxy và các cơ tim bắt đầu chết. Nếu lưu thông máu được phục hồi đúng lúc, qua hồi sức tim phổi, tim có thể hoạt động trở lại. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim có thể gồm khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, nôn và đau bắt đầu từ ngực, tỏa đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí cả răng, hàm.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực, được đặc trưng bởi sự co thắt ngực và đau, là kết quả của việc hạn chế lưu thông máu các động mạch bị tắc bởi có quá nhiều cholesterol xấu. Các động mạch bị tắc và hẹp lại vì sự lắng đọng các chất béo, gây cản trở lưu thông máu tới tim. Đau thắt ngực có thể dẫn tới bệnh tim mạch.
Đột quỵ
Khi các động mạch tới não bị tắc nghẽn hoặc hẹp do hàm lượng cholesterol cao, máu và oxy không thể tới não. Nếu các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết và gây đột quỵ. Đột quỵ đòi hỏi phải có can thiệp y tế ngay lập tức.
Huyết áp cao
Trong khi cholesterol tốt không gây tăng huyết áp thì cholesterol xấu lại gây ra tình trạng này. Trên thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Hàm lượng cao cholesterol xấu có thể dính vào thành động mạch cũng như các mạch máu khác. Nó làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến tim phải làm việc vất vả gấp đôi. Ngoài ra, cũng có một lực máu mạnh hơn trên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
Nghiên cứu mới về thuốc giảm 70% cholesterol xấu
Theo SciTech Daily, nhóm tác giả từ Bệnh viện Đại học và Trường Y khoa thuộc Đại học Case Western Reseve đã nghiên cứu một loại thuốc phân tử nhỏ có tác dụng ức chế PCSK9 nhằm giảm cholesterol xấu.
Hiện tại thuốc ức chế PCSK9 vẫn được dùng phổ biến thứ hai sau statin để điều trị cholesterol cao. Nó là thuốc dạng tiêm nên một số người không lựa chọn. Tuy nhiên các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một loại thuốc uống có tác dụng tương tự.
Với hình thức mới và một số tính năng bổ sung vừa được phát hiện, thuốc ức chế PCSK9 được kỳ vọng sẽ là "viên đạn bạc" trong việc chống tử vong sớm do các nguyên nhân hàng đầu như tim mạch, ung thư.
Theo SciTech Daily, nhóm tác giả từ Bệnh viện Đại học và Trường Y khoa thuộc Đại học Case Western Reseve đã nghiên cứu một loại thuốc phân tử nhỏ có tác dụng ức chế PCSK9 nhằm giảm cholesterol xấu.
Hiện tại thuốc ức chế PCSK9 vẫn được dùng phổ biến thứ hai sau statin để điều trị cholesterol cao. Nó là thuốc dạng tiêm nên một số người không lựa chọn. Tuy nhiên các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một loại thuốc uống có tác dụng tương tự.
Với hình thức mới và một số tính năng bổ sung vừa được phát hiện, thuốc ức chế PCSK9 được kỳ vọng sẽ là "viên đạn bạc" trong việc chống tử vong sớm do các nguyên nhân hàng đầu như tim mạch, ung thư.
Cách phòng tránh tăng cholesterol, huyết áp cao
Theo Tuổi Trẻ, tăng huyết áp không chỉ đơn thuần là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch tăng, mà nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, điển hình nhất là: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim , suy tim , nhũn não, xuất huyết não, mờ mắt, bệnh động mạch ngoại vi,... Đây là những biến chứng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, có khả năng gây tàn phế.
Nên: Ăn hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt, các loại đậu..., thực phẩm nhiều xơ (vì chất xơ có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp). Nên ăn thức ăn không có mỡ và rất ít mỡ, tiêu thụ chất béo có nguồn gốc thực vật, dầu thực vật, dầu cá; ăn các loại hải sản giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích..và mỗi ngày nên ăn khoảng 55 - 95g các chế phẩm từ sữa như sữa chua.
Không nên: Ăn các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò..., lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm...) và thực phẩm ăn sẵn chiên rán. Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt... Giảm tối đa muối trong khẩu phần ăn hàng ngày vì Natri, một thành phần chính có trong muối thường giữ nước, tăng gánh nặng cho tim.
Tăng cường tập luyện thể lực là cần thiết để phòng ngừa tăng huyết áp.
Từ bỏ những thói quen xấu: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, hạn chế stress, căng thẳng quá mức. Không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng, nên ngủ đúng giờ và tối thiểu 7 giờ/ngày.