Thế nào là dương tính 'GIẢ'? Làm thế nào để phân biệt khi tự làm test nhanh tại nhà?

Tin y tế 02/03/2022 09:38

Trên thực tế đôi khi test nhanh COVID-19 có thể gây ra kết quả dương tính giả.

Thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, test nhanh SARS-CoV-2 được xem là phương pháp rất dễ thực hiện, cho kết quả nhanh để phát hiện người mắc Covid-19.

Tuy nhiên, trên thực tế, test nhanh kháng nguyên vẫn có thể cho ra kết quả dương tính giả, gây lo lắng. Thậm chí, với kết quả đó, một số người sẽ tự mua thuốc điều trị, gây hại đến sức khỏe của bản thân.

test nhanh 1
Ảnh minh họa: Internet

Theo hướng dẫn từ Cổng thông tin của Bộ Y tế, khi test nhanh nếu hiển thị cả 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T thì đó là dương tính, còn nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, thì là âm tính. Trong nhiều trường hợp, vạch chữ T hiển thị mờ nhạt, không rõ ràng, điều này khó để xác định kết quả chính xác hay không.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, điều quan trọng khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế.

Người dùng kit test cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Thời gian đọc xét nghiệm có thể khác nhau giữa các loại kit xét nghiệm nhanh. Cần đọc kết quả xét nghiệm trong khung thời gian quy định của bộ kit test bạn sử dụng, nếu hai vạch xuất hiện sau khung thời gian đó, rất có thể là dương tính giả.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác gây tác động đến kết quả dương tính giả bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh COVID-19:

1. Rửa tay thật sạch

2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi

3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó

4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.

Bộ Y tế chính thức phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 - 11 tuổi, là Hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, liều 0,2ml

Người từ 12 tuổi trở lên được tiêm vaccine COVID-19, mỗi liều 0,3 ml chứa 30 mcg vaccine mRNA Covid-19 (được bọc trong các hạt nano lipid). Còn vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg.

TIN MỚI NHẤT