Những chấn thương do điện thoại, sạc phát nổ có thể dẫn đến bỏng, cụt chi, mù mắt, sẹo... hoặc di chứng suốt đời.
- Bé trai 7 tuổi nôn ra máu tươi, sùi bọt mép, tử vong sau 1 tháng bị chó nhà hàng xóm cắn
- 19 học sinh nhập viện, nghi bị ngộ độc sau bữa ăn tập thể ở trường: Xét nghiệm ban đầu có khuẩn E.coli
Theo thông tin từ Tạp chí Người Đưa Tin, bệnh nhi nhập viện với vết thương sưng nề, phỏng nước, được chẩn đoán bỏng độ I, II ngón 1, 2 bàn tay phải và ngón 3, 4 bàn tay trái. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành xử trí vết thương: cắt lọc tổn thương, băng bó vết thương.
Hiện bệnh nhi hiện đang được theo dõi vết thương và không loại trừ nguy cơ hoại tử ngón tay. Theo các bác sĩ Bệnh viện, đây không phải là lần đầu tiên Bệnh viện tiếp nhận các trường hợp nhập viện với vết bỏng do nổ pin điện thoại do vừa sử dụng vừa sạc, hoặc nổ sạc dự phòng…
Dẫn tin từ VnExpress, các thiết bị sạc điện thoại thường có bộ phận đổi điện áp, có đầu ra điện áp rất thấp, hiếm khi gây giật. Tuy nhiên, nếu dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi vẫn có thể gây nguy hiểm.
Bác sĩ khuyến cáo gia đình phải rút sạc ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng, ổ cắm điện phải có thiết bị che bảo vệ. Không để bé chơi điện thoại trong khi đang sạc pin. Đặt điện thoại đang sạc ở xa tầm với của trẻ, đảm bảo dây sạc được đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách.
Khi trẻ không may bị bỏng điện, gia đình cần tách nạn nhân với nguồn điện nhanh nhất có thể.
Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì người lớn nhanh chóng ép tim ngoài lồng ngực đúng cách, đồng thời gọi y tế hỗ trợ. Gia đình chỉ nên di chuyển đến cơ sở y tế khi trẻ đã được sơ cấp cứu ban đầu.
Không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng, chỉ nên rửa sạch và phủ gạc lên.