Dữ liệu từ các ca bệnh không có triệu chứng cho thấy, Omicron phát triển mạnh trong đường thở, chậm hơn trong phổi so với Delta.
- Bộ Y tế thông tin về 3 ca nghi mắc biển thể Omicron tại Hồng Kông bay từ Việt Nam
- Anh đang ghi nhận tới 200.000 ca nhiễm biến chủng Omicron mỗi ngày?
Theo Reuters đưa tin, mới đây, các nhà nghiên cứu thông tin, sự khác biệt lớn về khả năng nhân bản của Omicron và các biến thể khác giúp dự đoán tác động của Omicron. Cụ thể, so với biến thể Delta trước đó, Omicron tự nhân lên nhanh hơn 70 lần trong đường thở. Điều này có thể tạo điều kiện cho sự lây lan từ người sang người.
Nhưng trong các mô phổi, Omicron sao chép chậm hơn 10 lần so với phiên bản gốc của virus SARS-CoV-2. Phát hiện này góp phần giải thích lý do bệnh ít nghiêm trọng hơn. Nói thêm về việc này, Tiến sĩ Michael Chan Chi-wa - trưởng nhóm nghiên cứu, Đại học Hong Kong nói: "Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ nghiêm trọng của bệnh không chỉ được xác định bởi sự nhân lên của virus" mà còn bởi phản ứng miễn dịch của mỗi người đối với bệnh, đôi khi tiến triển thành chứng viêm nhiễm đe dọa tính mạng".
Bằng cách lan truyền cho nhiều người hơn, một loại virus rất dễ lây nhiễm có thể gây ra bệnh nặng hơn và tử vong mặc dù bản thân virus có thể ít gây bệnh hơn. Bởi vậy, kết hợp với các nghiên cứu gần đây ghi nhận, Omicron có thể lách một phần miễn dịch từ vắc xin và từng nhiễm bệnh. Mối đe dọa từ Omicron có khả năng rất đáng kể”.
Theo các nhà nghiên cứu, cách Omicron gắn vào tế bào và kháng thể sẽ làm sáng tỏ hành vi của biến thể này và giúp sáng chế các kháng thể trung hòa. Theo đó, Omicron có sự liên kết chặt chẽ hơn khi xâm nhập cơ thể bệnh nhân. Có thể so sánh chủng virus gốc bắt tay với tế bào của con người còn Omicron nắm chặt tay với các ngón đan vào nhau.