Dấu hiệu của bênh nhân diễn ra suốt 4 tháng, thường xuyên nuốt nghẹn nhưng không sút cân, nào ngờ đó là căn bệnh đã chuyển biến thành ung thư.
- Nóng: 3 ca COVID-19 tử vong trong ngày, số lượng nhiễm cũng tăng lên
- Bắc Giang: Ghi nhận 1 ca COVID-19 tử vong trong ngày, phổi của bệnh nhân mờ toàn bộ
Theo thông tin từ Báo VietNamNet, mỗi khi ăn, người bệnh có cảm giác đầy bụng, nuốt vào đau, thậm chí phải uống thêm nước để đẩy thức ăn cứng xuống. Nhiều lần, anh bị đau và nôn. Bệnh nhân không có dấu hiệu sút cân, mệt mỏi, ngủ tốt, đi làm bình thường.
Các triệu chứng kéo dài tới 4 tháng nhưng bệnh nhân không đi khám. Anh nghĩ mình bị trào ngược dạ dày, tự mua thuốc uống, triệu chứng có đỡ. Tuy nhiên, từ Tết Âm lịch tới nay, các dấu hiệu bắt đầu nặng hơn.
Theo bác sĩ ung thư thực quản là ung thư đường tiêu hóa hay gặp ở Việt Nam. Hằng năm, cả nước ghi nhận khoảng 10.000 ca ung thư thực quản mới. Các tế bào ác tính xuất phát từ biểu mô của thực quản.
Ung thư thực quản ở giai đoạn sớm thường tổn thương và gây ra những biến đổi rất nhỏ trên bề mặt của thực quản. Bệnh nhân không có dấu hiệu rõ ràng. Một số người còn nhầm với trào ngược thực quản dạ dày.
Các dấu hiệu như nuốt nghẹn, nuốt vướng, cảm giác đau tức mơ hồ ở vùng ngực hoặc sau xương ức. Khi khối u to, người bệnh sẽ có cảm giác nuốt nghẹn, vướng hơn, đau, sút cân, mệt mỏi. Một số người có thể nổi hạch vùng cổ. Bác sĩ khuyến cáo người dân có dấu hiệu nuốt nghẹn từ 2 tuần nên đi kiểm tra sức khỏe ngay. Nội soi dạ dày thực quản có thể đánh giá nguyên nhân gây nghẹn.
Theo Báo Người Lao Động trước đó, có tiền sử uống rượu, hút thuốc 20 năm, mới đây, nam bệnh nhân 59 tuổi đến bệnh viện khám do triệu chứng nuốt nghẹn và sút cân nhiều, thì phát hiện mình bị ung thư thực quản giai đoạn 3.
Trước khi phẫu thuật bệnh nhân đã được hóa - xạ trị làm nhỏ hạch và giảm giai đoạn khối u.
Theo PGS Phạm Đức Huấn thông tin trên Báo Người Lao Động, ung thư thực quản đứng thứ 5 trong các loại ung thư tiêu hoá, sau dạ dày, đại tràng, trực tràng và gan. Trước đây, phẫu thuật ung thư thực quản thường mổ mở và là một trong các phẫu thuật tiêu hóa khó khăn, phức tạp nhất.
Bệnh nhân phải mổ tới 3 lần với đường mổ thứ nhất là mở ngực, cắt khối u thực quản để vét hạch cho bệnh nhân, sau đó mổ bụng vét hạch rồi cắt ống ống tiêu hoá (ống dạ dầy) để nối lên thực quản bằng cuộc mổ thứ 3. Đây từng là phẫu thuật rất nặng nề, nhiều biến chứng, nguy cơ tử vong cao.
Phẫu thuật nội soi được coi là cuộc cách mạng trong ngoại khoa và dần thay thế mổ mở trong điều trị ung thư thực quản. Chỉ với những vết rạch nhỏ 5-10 mm đã mang lại những ưu thế vượt trội cho người bệnh như: ít đau, nhanh hồi phục, thẩm mỹ và ít tai biến, biến chứng. Thông qua đường rạch nhỏ, các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi được gắn camera vào, hình ảnh hiển thị trên màn hình, tạo được trường mổ rộng, đặc biệt là khi mổ các tạng nằm sâu trong lồng ngực, giúp cắt khối u và vét hạch triệt căn.
Để phòng bệnh, bác sĩ Cảnh thông tin trên báo VietNamNet cho biết cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu; ăn uống khoa học sẽ giảm tổn thương thực quản. Ngoài ra, tăng cường vận động, ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn.