Người dân Hà Nội chấp nhận sống 'trong bóng tối' để phòng kiến ba khoang: Lo ngay ngáy vì sốt xuất huyết chưa yên, lại thêm nỗi sợ độc kiến

Tin y tế 03/11/2023 10:36

Kiến ba khoang rộ lên tại Hà Nội, người dân tìm đủ mọi cách chống kiến.

Theo thông tin từ Dân Trí, kiến ba khoang rộ lên tại Hà Nội, người dân tìm đủ mọi cách chống kiến, từ đóng cửa kín mít, đến "sống trong bóng tối" để loại côn trùng này không vào nhà.

Một người phụ nữ 29 tuổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội bỗng nhiên cảm thấy sau cổ mình bị sưng và rát như bỏng.

Sau khi ra quầy thuốc gần nhà mô tả triệu chứng, cũng như cho nhân viên xem vết thương, chị được kê cho một túyp thuốc bôi ngoài da.

Tuy nhiên, sau khi bôi loại thuốc này, chị không những không đỡ mà còn tiến triển nặng hơn. 

Quyết định đến bác sĩ thăm khám, người phụ nữ bất ngờ khi được kết luận bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

"Lâu nay tôi cứ nghĩ rằng, chỉ có nhà mặt đất mới có kiến ba khoang. Mình ở chung cư cao tầng sẽ miễn nhiễm với loại côn trùng này", chị chia sẻ.

Người dân Hà Nội chấp nhận sống 'trong bóng tối' để phòng kiến ba khoang: Lo ngay ngáy vì sốt xuất huyết chưa yên, lại thêm nỗi sợ độc kiến - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Cửa luôn đóng kín là tình trạng của nhà người đàn ông, 36 tuổi, sống tại Tây Mỗ (Hà Nội) từ đầu tháng 7 đến nay.

Từ tháng 7, đọc báo thấy dịch sốt xuất huyết gia tăng rồi sau này là dịch kiến ba khoang, cả gia đình người đàn ông luôn dặn nhau phải nhớ đóng kín các cửa, để tránh côn trùng lọt vào nhà gây bệnh.

"Nhiều hôm trong nhà bức bí, ngột ngạt, chúng tôi chấp nhận chịu tốn tiền điện để bật điều hòa vì lo rằng chỉ cần mở cửa sổ một lúc, kiến và muỗi cũng đã có thể lọt vào", người đàn ông phân tích.

Cẩn thận như vậy nhưng cách đây vài ngày, người đàn ông tá hỏa khi phát hiện kiến ba khoang trong phòng con trai.

"Gia đình có con nhỏ nên chúng tôi thực sự lo lắng vì biết loại kiến này độc như thế nào.

Mấy ngày qua tôi lùng sục trên mạng các loại thuốc được quảng cáo diệt kiến ba khoang không độc. Mua thử mỗi loại một chai cũng đã hết tiền triệu. Hy vọng sẽ có tác dụng", người đàn ông chia sẻ.

Từng bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang ở vùng gần mắt và để lại sẹo, sinh viên, 22 tuổi, đang theo học tại một trường đại học tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) lại lo ngay ngáy mỗi khi đến mùa của loại côn trùng này.

"Thấy bạn bè kể phát hiện kiến ba khoang trong nhà, tôi vội lên mạng tìm kinh nghiệm chống loại kiến này của mọi người", sinh viên kể.

Đọc được thông tin kiến ba khoang vào theo ánh đèn, nhiều ngày qua vào buổi tối nữ sinh này phải tắt bóng đèn chính của phòng trọ. Căn phòng chỉ còn tờ mờ chút ánh sáng từ điện hành lang hắt vào.

Khi cần thiết, sinh viên sẽ dùng đèn học. Cô cũng đã thay đèn học sang loại ánh sáng vàng, vì đọc được một thông tin trên Facebook là kiến ba khoang "bị hấp dẫn" bởi ánh sáng trắng.

"Cuộc sống có nhiều bất tiện khi thiếu ánh sáng nhưng còn đỡ hơn nhiều so với việc nhận thêm sẹo do kiến ba khoang", sinh viên nêu quan điểm.

Người dân Hà Nội chấp nhận sống 'trong bóng tối' để phòng kiến ba khoang: Lo ngay ngáy vì sốt xuất huyết chưa yên, lại thêm nỗi sợ độc kiến - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ VTC News, BSCKI. Vũ Thanh Tuấn cho biết, kiến ba khoang thân thon dài, trên thân chia làm các khoang đen và vàng xen kẽ. Loại kiến này thường sinh sống ở những vườn cây, cánh đồng, bãi rác, công trình xây dựng, bay vào trong nhà, hoặc có thể đậu vào quần áo, chăn màn.

Kiến ba khoang có thể tiết ra dịch và loại dịch này thường chứa độc tố tên là pederin. Độc tính của nó có thể mạnh gấp 12-15 so với rắn hổ. Vì lượng dịch tiết ra từ kiến ba khoang thường ít nên không gây chết người như những trường hợp bị rắn cắn. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, vết thương do bị kiến ba khoang cắn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh thường có cảm giác râm ran ngay tại lúc đó. Sau khoảng 6 đến 8 giờ thì những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện. Khoảng 1 đến 2 ngày sau những tổn thương đặc trưng nhất sẽ xuất hiện. Tiếp đó khoảng 3 ngày thì trình trạng bệnh bắt đầu có sự thuyên giảm, vết kiến cắn có hiện tượng bong vảy. Khoảng 5 đến 7 ngày sau, vảy bong hết nhưng có thể để lại vết thâm rất lâu.

Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể khi không may bị kiến ba khoang cắn:

- Trên vùng da bị kiến cắn có vệt, hơi cộm lên trên mặt da, có mụn nước nhỏ.

- Khi gãi vùng da bị kiến cắn, sẽ khiến độc tố, vi khuẩn lây sang vùng da lành, nhất là những vùng có nếp gấp.

- Lưu ý: Những đặc điểm vết cắn của kiến ba khoang có thể dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, nhất là bệnh zona.

- Người bị kiến cắn có cảm giác bỏng rát tại vết kiến đốt hoặc cũng có thể bị tổn thương trên diện rộng. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ hoặc nổi hạch lân cận.

Nọc kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ: Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả, khỏi nhanh

Kiến ba khoang chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ, phòng tránh và điều trị như thế nào cho đúng, khỏi nhanh?

TIN MỚI NHẤT