Người đàn ông nhập viện nguy kịch sau khi bị mèo cắn: Sau 2 ngày vẫn vẫn hôn mê, thở máy

Tin y tế 06/10/2023 16:42

Bệnh nhân có tiền sử khoẻ mạnh, làm nghề thợ xây. Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân bị mèo cắn vào tay (không nhớ vị trí cắn). Sau một tuần con mèo chết.

Theo thông tin từ VTC News, ngày 6/10, các bác sĩ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nam, 35 tuổi, quê Thái Nguyên được chuyển đến từ Bệnh viện C Thái Nguyên với chẩn đoán theo dõi dại.

Nam thanh niên tiền sử khoẻ mạnh, làm nghề thợ xây. Một tháng trước khi vào viện, nam thanh niên này bị mèo cắn vào tay (không nhớ vị trí cắn).

Sau một tuần con mèo chết. Người này không đi tiêm phòng dại. Gần đây, anh đau nhức người, đau cột sống thắt lưng. Sau khi tắm xong xuất hiện kích thích, bồn chồn, tức ngực, khó thở, sợ gió sợ nước, tăng tiết đờm dãi, khạc nhổ nhiều lần.

Người này vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng vật vã, tăng tiết, khạc nhổ thường xuyên, không ăn không uống được. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân vẫn hôn mê, được an thần, thở máy. Kết quả cho thấy nam thanh niên dương tính với bệnh dại.

Người đàn ông nhập viện nguy kịch sau khi bị mèo cắn: Sau 2 ngày vẫn vẫn hôn mê, thở máy - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ VOV, các bác sĩ khuyến cáo, để phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện:

- Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam. Khi bị chó, mèo cắn nên:

+ Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. 

+Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. 

+Tiêm vaccine uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.

+ Tiêm vaccine dại hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn. Cần đến khám ở trung tâm vắc xin để được tư vấn.

- Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại. 

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

- Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... khuyến cáo nên tiêm phòng dại.
- Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo.

Vụ hàng chục người ngộ độc sau đêm Trung thu: Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn tụ cầu gây ôi thiu trong thức ăn có thể gây nôn ói ngay, còn vi khuẩn Salmonella spp gây ngộ độc có thể xuất hiện các triệu chứng muộn hơn. Nếu người bệnh không được bù nước, điện giải không đủ có thể dẫn đến rối loạn điện giải gây tử vong.

TIN MỚI NHẤT