Ngộ độc thực phẩm là tình trạng khẩn cấp yêu cầu sự chú ý đặc biệt. Sau vụ 10 người ngộ độc phải nhập viện ở Đà Nẵng, chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo.
- Ca mắc tay tay - chân - miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng, nhiều trường hợp chuyển nặng, phải thở máy, lọc máu
- Hôm nay có 29 ca mắc COVID-19, thấp kỷ lục trong gần 3 tháng qua
Theo thông tin từ báo Lao Động, sáng 26/6, Bệnh viện 199 Đà Nẵng cho biết đơn vị đã tiếp nhận gần 10 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 trẻ nhỏ đang cấp cứu tại Khoa Cấp cứu bệnh viện.
Các bệnh nhân cho biết các dấu hiệu này xuất hiện từ tối qua, sau bữa ăn. Đến sáng nay, khi những triệu chứng này không giảm thì người dân mới đến bệnh viện.
Nhận định ban đầu, các bác sĩ Bệnh viện 199 Đà Nẵng cho rằng, nguyên nhân gây ngộ độc là do tiếp xúc với thức ăn không an toàn từ một quán ăn không rõ địa chỉ trên địa bàn quận Sơn Trà.
Hiện tại, các bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi sức khỏe, may mắn không có trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nặng.
Ngay sau sự việc, chia sẻ với Người Đưa Tin, bác sĩ cảnh báo tất cả các khách du lịch và người dân trên địa bàn về tình trạng ngộ độc thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng. Đồng thời đưa ra khuyến cáo mọi người tuân thủ các biện pháp sau để tránh ngộ độc thực phẩm:
- Mua thực phẩm từ các nguồn uy tín, quán ăn có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra thực phẩm trước khi tiêu thụ, tránh ăn thực phẩm có mùi hôi, hư hỏng, hay không đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo thực phẩm được chế biến và bảo quản đúng cách, tránh để thức ăn trong môi trường không an toàn.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
“Bệnh viện 199 đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân và xử lý vụ việc một cách triệt để. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cập nhật và hướng dẫn cho cộng đồng trong thời gian tới”, đại diện bệnh viện cho hay.