Vaccine cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác.
- TP.HCM: Các trường chủ động phòng chống dịch vì các ca mắc COVID-19 tăng cao
- Ngày 20/4: Số mắc COVID-19 mới tiếp tục tăng vọt lên 2.461 ca trong 24h qua
Theo VOV mới đây, các nghiên cứu mới được công bố từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC của Mỹ cho thấy, việc tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu và ho gà góp phần quan trọng bảo vệ phổi, đường hô hấp, cũng như cải thiện mức độ lây lan cũng như các biến chứng nặng của Covid-19, đặc biệt là với nhóm nguy cơ cao.
Một mũi vaccine cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, 15-45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, 46% nguy cơ hen cấp, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC thông tin trên VOV dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy, với vaccine phòng vi khuẩn phế cầu, người lớn tuổi được tiêm vaccine này có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn 35% so với người lớn không được tiêm chủng.
Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác với trẻ em và người lớn cho thấy vắc xin phế cầu có khả năng bảo vệ từ 23-49% chống lại các virus hô hấp liên quan đến viêm phổi, bao gồm cả virus SARS-CoV-2 ở người. Đặc biệt người trên 65 tuổi đã tiêm vaccine phế cầu giảm 32% nguy cơ nhập viện và tử vong do Covid-19.
Bên cạnh đó, các vắc xin cúm thế hệ mới vàvaccine như 5 trong 1, 6 trong 1, vaccine Quimi-Hib ngừa vi khuẩn Hib, vaccine ngừa bạch hầu –ho gà - uốn ván cũng có thể phòng viêm phổi và biến chứng nguy hiểm của viêm phổi.
Trước đó, theo VietNamNet, ngày 19/4, Viện Pasteur TP.HCM có văn bản gửi sở y tế 4 tỉnh thành và 10 bệnh viện khu vực phía Nam đề nghị cho ý kiến về việc phối hợp triển khai dự án: "Đánh giá hiệu quả tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam". Thời gian thực hiện dự kiến đến năm 2024.
Mục tiêu của dự án là đánh giá hiệu quả của việc tiêm đầy đủ các mũi vắc xin cơ bản và tăng cường trong phòng ngừa các ca Covid-19 từ 12 tuổi trở lên phải nhập viện hoặc tử vong tại Việt Nam. Bốn tỉnh, thành gồm TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
10 bệnh viện gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa thị xã Tân Uyên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh, Bệnh viện Đa khoa huyện Bến Cầu, Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Vũng Tàu.
Theo kế hoạch, tổng số đối tượng tại tất cả các điểm tham gia khảo sát bệnh chứng xét nghiệm âm tính là 2.800 ca Covid-19 nằm viện và tuyển 3.200 ca chứng.
Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định ca bệnh bằng xét nghiệm rRT-PCR và giải trình tự gene xác định biến thể của SARS-CoV-2.
Kế hoạch này được ban hành trong bối cảnh số ca Covid-19 có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương trong đó có TP.HCM và Hà Nội.
TP.HCM đã kích hoạt chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ. UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn gồm người có bệnh nền, trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vắc xin Covid-19.