Lí giải mới về biến thể Omicron có thêm 500 biến thể phụ

Tin y tế 18/04/2023 05:26

Omicron liên tục biến đổi làm phát sinh thêm 500 nhánh mới. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa bày tỏ nhiều sự lo ngại do tỷ lệ nhập viện, tử vong vẫn ở số thấp.

Theo VietNamNet, từ đầu năm 2023, chủng Omicron xuất hiện thêm các biến thể phụ mới XBB.1.5 và XBB.1.16 dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm ở một số nước. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa bày tỏ nhiều sự lo ngại do tỷ lệ nhập viện, tử vong vẫn ở số thấp.

Biến chủng Omicron được phát hiện vào cuối năm 2021. Bằng chứng do các nhà khoa học từ Botswana, Hong Kong (Trung Quốc) và Nam Phi chia sẻ. Họ bày tỏ lo ngại về số lượng lớn đột biến có trong biến thể này, khác biệt rất nhiều so với các biến thể trước đó.

Sau đó, WHO tuyên bố Omicron là biến chủng đáng lo ngại. Thông cáo của WHO cho biết: “Chúng ta đang đối phó với một cái gì đó mới, khác biệt mà thế giới phải nhanh chóng chuẩn bị”.

Trong vòng 4 tuần, làn sóng Omicron đi khắp thế giới, thay thế Delta trở thành biến thể thống trị ở các quốc gia. Omicron cũng được xác định có khả năng lây truyền cao hơn đáng kể so với Delta.

Đến tháng 3/2022, WHO và các cơ quan y tế ước tính, gần 90% dân số toàn cầu có kháng thể chống lại Covid-19, thông qua tiêm vắc xin hay từng nhiễm bệnh.

Lí giải mới về biến thể Omicron có thêm 500 biến thể phụ - Ảnh 1

Biến thể Omicron không ngừng tiến hóa. Ảnh: Internet

Kể từ khi xuất hiện, Omicron đã tiếp tục phát triển. Có hơn 500 nhánh của biến thể này đã từng lưu hành nhưng không có loại nào xếp vào dạng biến thể mới đáng lo ngại.

Cho đến nay, các biến thể phụ của Omicron có nhiều điểm chung là đều có khả năng lây truyền cao, gây ra các triệu chứng ở đường hô hấp trên và có đột biến khiến chúng thoát khỏi khả năng miễn dịch dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, WHO cho biết thêm các biến thể phụ mới có xu hướng gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đây.

Điều này đồng nghĩa các biến thể phụ mới của Omicron giống nhau về tác động đối với sức khỏe cộng đồng và cách ứng phó cần thiết. Do đó, mặc dù Omicorn có hơn 500 nhánh phụ đang lưu hành nhưng không đáng lo ngại như các biến thể trước đó.

Lí giải mới về biến thể Omicron có thêm 500 biến thể phụ - Ảnh 2
Bắt buộc đeo khẩu trang được quy định tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế. Ảnh: Internet

Nếu virus thay đổi đáng kể - chẳng hạn như nếu một biến thể mới gây ra bệnh nặng hơn hoặc vắc xin không còn ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong - thế giới sẽ cần xem xét lại phản ứng.

Nhìn chung, Omicron gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn so với Delta. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân. Một số yếu tố có thể đóng một vai trò như khả năng miễn dịch của quần thể đã tăng đều đặn trên toàn thế giới do tiêm chủng và từng nhiễm bệnh.

Cũng theo Báo Người Lao Động, trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng mỗi ngày, Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Bộ Y tế cũng quy định các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang gồm: Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19; tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.

Ngoài ra, việc bắt buộc đeo khẩu trang được quy định tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

 

Triệu chứng mới của COVID-19 xuất hiện ở mắt

Một triệu chứng COVID-19 mới xuất hiện ở mắt đã thu hút sự chú ý của các bác sĩ tại Ấn Độ.

TIN MỚI NHẤT