Theo Bộ Y tế, biến thể Omicron đang có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, đã phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là Hà Nội và TP.HCM, thay thế dần biến thể Delta.
- Hà Nội: Xác lập kỷ lục mới với hơn 21.000 ca bệnh trong ngày 4/3
- Hà Nội: Ghi nhận 18.661 ca mắc COVID-19 mới, có 20 trường hợp tử vong
Theo Báo Chính Phủ, trước tình hình số ca mắc COVID-19 gia tăng, biến chủng Omicron đã lây trong cộng đồng, Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 998/SYT-NVY về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Phòng y tế các quận, huyện, thị xã; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập.
Sở Y tế Hà Nội giao CDC Hà Nội là đầu mối phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các đơn vị có khả năng giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19.
Từ đó, đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh, thành phố. Nhất là ở Hà Nội và TPHCM. Biến thể Omicron thay thế dần biến thể Delta.
Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.
Điều đáng nói, biến thể phụ BA.2 lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1. BA.2 có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn BA.1 khoảng 30%.
Còn tại TPHCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gene.
Theo VTC News, trước đó, Sở Y tế đã có Công văn về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19 gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Phòng y tế các quận, huyện, thị xã; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập.
Sở cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế, để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.
Từ đầu đợt dịch thứ tư (29/4) tới hết ngày 6/3, Hà Nội ghi nhận 398.208 ca COVID-19. Riêng từ thời điểm áp dụng "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19" (từ 11/10), Hà Nội thêm 394.170 F0. Theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đến 6/3, Hà Nội ghi nhận 676.170 bệnh nhân điều trị tại nhà, 780 bệnh nhân đang điều trị tại khu cách ly, 5.733 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị thì 3.804 F0 ở mức độ trung bình, 971 ca nặng, nguy kịch. Trong số các ca nặng nguy kịch có 871 ca phải thở oxy mask, gọng kính; 15 ca phải thở oxy dòng cao HFNC; 28 ca thở máy không xâm lấn; 49 ca phải thở máy xâm lấn; 8 ca lọc máu.
Từ khi dịch COVID-19 ghi nhận tại Việt Nam đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.208 trường hợp tử vong do nhiễm SARS-CoV-2.