Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nổi ban đỏ toàn thân, ý thức chậm, buồn nôn và nôn ra thức ăn, phổi thông khí 2 bên giảm. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng tằm, tôm cua.
- Test nhanh tại nhà có thể không phát hiện ra COVID-19 'ẩn mình': Chuyên gia chỉ cách xét nghiệm đúng
- TP.HCM: Phẫu thuật cột sống thành công, nữ bệnh nhân 60 tuổi cao thêm 8cm
Theo thông tin từ Báo Pháp Luật Việt Nam, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú THọ) vừa tiếp nhận và cấp cứu cho nam bệnh nhân 65 tuổi phản vệ nguy kịch với "thuốc đông y gia truyền".
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nổi ban đỏ toàn thân, ý thức chậm, buồn nôn và nôn ra thức ăn, phổi thông khí 2 bên giảm. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng tằm, tôm cua.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, khai thác tiền sử và triệu chứng các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị phản vệ mức độ nguy kịch và áp dụng phác đồ cấp cứu phản vệ. Sau cấp cứu bệnh nhân dần ổn định và duy trì huyết áp trong giới hạn và được chuyển Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện điều trị.
Trước đây, bệnh nhân bị tê bì tay chân nhiều năm, gần đây người nhà cắt thuốc nam cho bệnh nhân uống. Sáng cùng ngày vào viện, sau khi uống thuốc nam, bệnh nhân đang đi làm thì có biểu hiện ngứa, đỏ da rải rác toàn thân.
Khi về nhà, bệnh nhân bôi rượu vào người để giảm ngứa. Ngay sau đó triệu chứng mệt mỏi tăng lên, bệnh nhân ngã ra nền nhà, gọi hỏi đáp ứng chậm, gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Dẫn theo thông tin từ Người Đưa Tin, bác sĩ khuyến cáo người dân cần cảnh giác và tránh xa những lời quảng cáo về các loại thuốc đông y gia truyền không bảo đảm về nguồn gốc, không có các thông tin đầy đủ, rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế.
Khi nghi bị ngộ độc hoặc phản ứng bất lợi do thuốc gây ra cần giữ lại tất cả mẫu thuốc còn lại, sau đó chuyển cho cơ quan chức năng hoặc bệnh viện tuyến cuối kiểm tra, xét nghiệm, từ đó xác minh và có các biện pháp ngăn chặn ngộ độc có thể xảy ra với người khác.