Dự phòng tình huống xấu nếu bản thân là F0, chuyên gia khuyến cáo 6 nhóm vật dụng gia đình nào cũng phải có

Tin y tế 22/12/2021 14:12

Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, quản trị Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị tại nhà ở Hà Nội, chia sẻ những thứ cần chuẩn bị để phòng trường hợp bản thân trở thành F0.

Giai đoạn hiện tại, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có xu hướng gia tăng phức tạp. Nhằm giảm áp lực cho các cơ sở y tế, nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai cách ly và điều trị F0 thể nhẹ tại. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, quản trị Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị  tại nhà ở Hà Nội, trong trường hợp điều trị tại nhà, F0 cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng dưới đây. 

1. Các loại máy

Trước hết cần lưu lại các số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: Máy SpO2, Máy đo huyết áp, Cặp nhiệt độ, Bình Oxy, khi cần thiết có để dùng luôn.

Các loại máy móc, thiết bị y tế nên chuẩn bị trong nhà.

2. Xà phòng, nước sát khuẩn

Cần chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có tác dụng với virus corona là cồn ethanol, nồng độ tốt nhất là 65 - 70%.

3. Khẩu trang, găng tay và kính

Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần), chuẩn bị thêm găng tay và kính. 

Nên dự trữ khẩu trang, găng tay trong nhà khi cần.

Dự phòng tình huống xấu nếu bản thân là F0, chuyên gia khuyến cáo 6 nhóm vật dụng gia đình nào cũng phải có - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

4. Nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn nhỏ mũi, súc họng

Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc họng 3 - 4 lần/ngày là việc nên làm.

Các dung dịch súc họng chứa một trong 2 hoạt chất povidone iodine nồng độ khoảng 1% hoặc chlorhexidin nồng độ 0,05 - 0,2% có tác dụng tiêu diệt phần lớn các loại virus thông thường nếu chúng ta súc họng đủ lâu và đúng cách.

Dung dịch Betadine 1% (có thể pha loãng với 2 phần nước) và Chlorhexidin 0,2 - 1% dùng để súc họng cũng rất có hiệu quả.

Lưu ý: Các dung dịch này có mùi vị khá khó chịu và không phù hợp với những trường hợp dị ứng i-ốt, trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

5. Thực phẩm chức năng và thuốc tăng cường sức đề kháng

Mỗi ngày nên uống một viên đa vi chất. Có thể bổ sung thêm vitamin C, D hoặc kẽm (Zn) tùy nhu cầu mỗi người.

6. Thuốc điều trị triệu chứng

Một trong những vấn đề hay gặp nhất khi nhiễm COVID-19 là các triệu chứng thông thường, xuất hiện triệu chứng nào thì chúng ta điều trị triệu chứng đó.\

Dự phòng tình huống xấu nếu bản thân là F0, chuyên gia khuyến cáo 6 nhóm vật dụng gia đình nào cũng phải có - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, theo BS Trương Hữu Khanh - trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), có 5 loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu 'bất ngờ' thành F0:

Thuốc hạ sốt 

Bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng, cũng cần dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không uống để dự phòng. Chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ C trở lên. 

BS Khanh khuyến cáo không nên mua thuốc hạ sốt có thành phần asprin.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần dùng theo hàm lượng phù hợp với tuổi. Liều dùng hạ sốt paracetamol là 10-15 mg cho một kg cân nặng. Ví dụ: trẻ dưới 10kg uống gói hàm lượng 80mg; người lớn 50kg uống 1 viên 500mg; người lớn có cân nặng trên 75 kg có thể uống hai viên 500mg. Một ngày không được sử dụng quá 5 lần (tương đương 75 mg/kg).

Với các trường hợp đã hết sốt phải dừng uống hạ sốt. BS Khanh cho biết có nhiều người dù đã hết sốt nhưng vẫn uống 1 lượt 2-3 viên. Việc làm này vừa hại gan, vừa khiến cơ thể có các biểu hiện tại chỗ như hạ nhiệt cơ thể đột ngột (hơn 35 độ C), vã mồ hôi lạnh, mệt mỏi.

Thuốc trị ho

Cũng theo bác sĩ Khanh, khi nhiễm COVID-19, người bệnh thường bị ho nhiều. Do đó, nên trang bị các loại thuốc trị ho như siro, các thuốc long đờm, bổ phế. 

Thuốc ho có nhiều loại, mỗi gia đình nên cân nhắc nhu cầu sử dụng mà lựa chọn dạng viên uống hay dạng siro, viên ngậm... 

Thuốc trị tiêu chảy 

Bạn có thể mua sẵn thuốc trị tiêu chảy thông thường để ở nhà. Bởi khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh có thể có triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. 

Thuốc đau dạ dày

Nếu gia đình có người bị đau dạ dày, bạn có thể chuẩn bị sẵn thuốc trị đau dạ dày ở nhà. Trong thời gian bị cách ly, có nhiều người bị căng thẳng tâm lý nên cũng có thể bị đau dạ dày. Nên dự trữ thuốc để uống khi có các triệu chứng khó chịu và chưa đến mức nhập viện.

Thuốc kháng đông, kháng viêm

Theo BS Khanh, mọi người không nên tự mua thuốc kháng đông, kháng viêm. Việc mua thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ bởi nếu dùng sai cách sẽ khiến bệnh nặng hơn. 

Hiện nay, các thuốc kháng viêm, kháng đông chỉ dành cho các bệnh nhân suy hô hấp. Loại thuốc kháng viêm thường được dùng nhất là dexamethasone, methylprednisolone hoặc prednisolon. Thuốc kháng đông được sử dụng có thể là rivaroxaban, apixaban, dabigatran. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, người bệnh không nên uống quá nhiều loại thuốc bổ cùng lúc, mà chỉ nên có triệu chứng gì thì sử dụng thuốc đó. Việc uống lộn xộn, không theo hướng dẫn sẽ đẫn đến tình trạng khó chịu, thậm chí tổn hại sức khỏe.

BS Trương Hữu Khanh: 5 loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu 'bất ngờ' thành F0, loại cuối cùng cần đặc biệt lưu ý

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu F0 được theo dõi, cách ly và điều trị tại nhà thì mỗi gia đình cũng cần trang bị sẵn một số loại thuốc cần thiết dưới đây.

TIN MỚI NHẤT