Ghi nhận tình trạng bệnh cúm gia cầm đã có người tử vong. Ngoài ra, loại virus cũng cảnh báo có độc lực cao lên đến 60%. Chuyên gia cho hay, đây có thể là mối đe dọa, cần thực sự cảnh giác, nhất là ở các tỉnh sát biên giới Campuchia.
- Tây Ninh, Đồng Tháp, Long An… nguy cơ cao dịch cúm H5N1 sát biên giới Campuchia: TP.HCM Chỉ đạo khẩn
- Người nhiễm cúm H5N1 tử vong tại Campuchia giáp biên giới Việt Nam
Theo Zing và Tuổi Trẻ, WHO đánh giá cúm H5N1 ở Campuchia là 'đáng lo ngại', nhất là sau cái chết vì H5N1 của bé gái 11 tuổi. Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, ca bệnh là đàn ông, 49 tuổi, ở tỉnh Prey Veng, cha của bé gái vừa tử vong. Người đàn ông này có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút H5N1 ngày 24-2, trước đó, ca bệnh chưa biểu hiện triệu chứng rõ rệt nào.
Đây là trường hợp nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N1 thứ hai ở người tại Campuhia trong tháng này, sau 9 năm không ghi nhận ca nhiễm vi rút H5N1 nào trên người.
Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng đề nghị người dân thận trọng do vi rút cúm gia cầm H5N1 vẫn là mối đe dọa với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Ông khuyến nghị người dân không để trẻ em tiếp xúc với gia cầm có biểu hiện bệnh hoặc chết, phải rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Theo Bộ Y tế Campuchia, từ năm 2005 đến nay, có 58 ca nhiễm vi rút cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này, trong đó 38 trường hợp tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết cúm gia cầm H5N1 thường lây lan giữa gia cầm bị mắc bệnh, tuy nhiên đôi khi cũng có thể lây từ gia cầm sang người.
Theo PNVN, vật chủ chính của virus H5N1 là các loại chim hoang dã và các loại gia cầm như vịt, gà, ngan, ngỗng, gà tây... Bệnh có thể lây từ gia cầm sang người theo những con đường sau:
- Tiếp xúc với phân của chim hoặc phân của các loại gia cầm đã bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với dịch tiết ở mũi, miệng hay mắt của chim hoặc các loại gia cầm nhiễm bệnh.
- Ăn thịt hoặc trứng chưa được nấu chín hoàn toàn từ chim hoặc gia cầm bị nhiễm bệnh.
Các khu chợ, địa điểm bán chim, gia cầm, trứng chim và trứng gia cầm chính là nơi dễ gây lây nhiễm truyền bệnh sang cộng đồng. Sự bùng phát dịch rất có thể là do chưa đảm bảo khâu xử lý gia cầm bị nhiễm bệnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm lây từ người sang người. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng, virus H5N1 có thể là một mối đe dọa đại dịch cho con người trong tương lai.
Bệnh cúm gia cầm H5N1 có những biểu hiện gần giống với bệnh cúm mùa. Một số trường hợp nhiễm cúm gia cầm không xuất hiện triệu chứng điển hình. Người nhiễm virus cúm H5N1 thường có những triệu chứng diễn biến cấp tính giống với các loại cúm thông thường, nhưng có thể kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn. Những dấu hiệu cơ bản bệnh cúm H5N1 cần lưu ý:
Sốt cao liên tục trên 38 độ C.
Cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc.
Đau ngực, tim đập nhanh.
Đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm.
Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng do H5N1 trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm là đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man.
Bệnh cúm H5N1 có thể diễn tiến nghiêm trọng dần và gây biến chứng viêm phổi, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hiếm gặp hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng giai đoạn bệnh và thể trạng khác nhau ở mỗi người mà các triệu chứng sẽ khác nhau.
Do sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh ở người lây từ chim và động vật có vú, bác sĩ Sylvie Briand - giám đốc phòng chống dịch bệnh và đại dịch của WHO, nói với các phóng viên trong một cuộc họp ngắn rằng WHO đang xem xét đánh giá rủi ro toàn cầu về nguy cơ lây lan cúm từ động vật sang người sau các báo cáo gần đây.