Những trường hợp chỉ đau họng, sốt, tức ngực vài ngày và đã được tiêm vắc xin thì không cần quá lo ngại vấn đề hậu Covid-19.
- Ngày mai (14/4), bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên được tiêm ngừa
- Dịch Covid-19 được kiểm soát, 2 kịch bản phòng chống dịch trong thời gian tới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10 đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài, biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng được gọi là tình trạng hậu COVID-19. Song, liệu có phải cứ bị F0 thì sẽ có nguy cơ mắc hậu Covid-19?
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Trưởng khoa cấp cứu- Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết:
"Ở giai đoạn đầu, rất nhiều F0 phải nhập viện do chuyển biến nặng. Sau khi khỏi bệnh, các F0 này có những tổn thương phổi, biến chứng suy đa tạng hay các biến chứng khác của Covid-19 thì đây chính là những trường hợp có nguy cơ hậu Covid cao.
Những trường hợp khác dù bị nặng nhưng không được nhập viện do bệnh viện quá tải, điều kiện chăm sóc không đảm bảo thì sẽ để lại tổn thương, di chứng kéo dài hơn.
Những người cao tuổi (trên 65 tuổi), người có bệnh nền liên quan đến bệnh lý ung thư, tim mạch, đột quỵ, hệ nội tiết, miễn dịch, đang trong giai đoạn nhiễm trùng cấp,...thì dù nhiễm biến chủng nào cũng có nguy cơ bị bội nhiễm thêm và chuyển biến nặng. Sau khi khỏi Covid-19 rồi sẽ có nguy cơ bị hậu Covid.
Còn những trường hợp chỉ hơi đau họng, sốt, tức ngực vài ngày là hết và được tiêm vắc xin rồi thì không đáng lo ngại.''