Hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới biến thể Omicron đang lan nhanh trong cộng đồng. Việc người dân chủ quan vì đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19, bệnh cảnh do biến thể Omicron gây ra nhẹ và không phòng bệnh nghiêm túc, thả lỏng 5K thì dễ dẫn đến mất kiểm soát dịch bệnh.
- 'Omicron tàng hình' chiếm 87% tổng số mẫu phát hiện ở Hà Nội, có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc
- Ngày 5/3, cả nước ghi nhận 131.817 ca nhiễm mới, tăng 6.212 ca so với ngày trước đó
Theo nguồn tin từ Tiền Phong, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện tại thì chưa thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu vì chưa đánh giá hết được rủi ro của nó. Ông cho rằng, hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới biến thể Omicron đang lan nhanh trong cộng đồng. Việc người dân chủ quan vì đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19, bệnh cảnh do biến thể Omicron gây ra nhẹ và không phòng bệnh nghiêm túc, thả lỏng 5K thì dễ dẫn đến mất kiểm soát dịch bệnh.
TS Phu cho hay: "Để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, cần có các yếu tố như độ ổn định ca nhiễm, khả năng miễn dịch cộng đồng gồm miễn dịch tự nhiên và độ bao phủ vắc xin, tỷ lệ ca tử vong, khả năng đáp ứng y tế và nguy cơ tác động nguy hiểm tới sức khỏe, đời sống xã hội. Ở thời điểm hiện tại, COVID-19 vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế, do vậy vẫn chưa thể xem đây là bệnh truyền nhiễm thông thường".
Liên quan tới vấn đề này, trả lời trên tờ Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Huy Nga (nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế) cho hay, hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa thống nhất về việc có xem COVID-19 là bệnh lưu hành hay không. Còn ở Việt Nam, tôi nghĩ phải xác định cần một thời gian nữa do sự "chiếm sóng" của biến chủng mới, số ca mắc đang ngày một tăng lên.
"Chúng ta cũng không biết được sau Omicron sẽ có thêm những biến chủng nào khác, nên khi nào tình hình dịch đáp ứng được mức độ ổn định về số ca mắc và ca tử vong thì mới nên xem là bệnh lưu hành. Giống như sốt xuất huyết hay các bệnh khác như sởi có thể bùng phát lên từng khu vực, từng vùng, từng mùa nhưng nó cũng đã thành bệnh lưu hành. Bây giờ chúng ta vẫn còn coi COVID-19 là bệnh thuộc nhóm A (nhóm nguy hiểm)", chuyên gia khẳng định.
Trao đổi với Tiền Phong, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (ĐH Y dược TP.HCM) nhận định, đến giờ chúng ta vẫn chưa có được hoàn toàn miễn dịch cộng đồng. Để đạt đến mức coi là bệnh đặc hữu thì hầu như toàn bộ người dân phải nhiễm bệnh rồi.
TS Dũng phân tích: "Hiện nay với virus SARS-CoV-2 thì miễn dịch rất không bền, cho dù tiêm 2 mũi, 3 mũi vẫn chỉ bền vững trong 3 tháng, sau đó vẫn mắc, dù mắc không nặng. Miễn dịch cộng đồng chỉ tương đối an tâm ở thời điểm hiện tại với một số địa phương đã có nhiều người nhiễm và đã tiêm vắc xin đầy đủ. Tuy nhiên nó vẫn không bền vững do thời gian khiến kháng thể của những người đã tiêm bị suy giảm.
Chưa kể biến thể mới xuất hiện như trường hợp biến chủng Delta “hạ nhiệt” thì xuất hiện biến chủng Omicron nên miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ. Nếu trở thành bệnh đặc hữu vẫn khuyến khích người dân tuân thủ 5K".