Chất tạo ngọt nhân tạo aspartame có trong các loại nước ngọt, kem và kẹo cao su đang được xem xét đưa vào danh sách các chất có nguy cơ gây ung thư.
- Đỉnh dịch tay chân miệng ở TP.HCM rơi vào tháng 7, cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch chồng dịch
- Hóc hạt dưa hấu, bé gái 17 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng ho sặc sụa, tím tái, thở rít
Theo Tuổi Trẻ, dẫn nguồn từ hãng tin Reuters, trong thông báo ngày 29/6 của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ sẽ đưa chất tạo ngọt aspartame vào danh sách những chất có thể gây ung thư từ tháng 7 tới.
Cụ thể, IARC đã tiến hành đánh giá mức độ an toàn của chất tạo ngọt nhân tạo aspartame có trong một số loại nước giải khát, kem hay kẹo cao su và sẽ công bố trong một báo cáo vào tháng 7.
Tuy nhiên, IARC vẫn đang xem xét xem aspartame sẽ được đưa vào danh sách các chất có nguy cơ gây ung thư hay danh sách các chất gây ung thư.
Dẫn tin từ VTV, chất tạo ngọt Aspartame được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ nước ngọt dành cho người ăn kiêng của Coca-Cola đến kẹo cao su Mars' Extra và một số đồ uống Snapple sẽ lần đầu tiên được liệt vào danh sách "có thể gây ung thư cho con người" vào tháng 7 bởi Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), một tổ chức chuyên nghiên cứu về ung thư thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Kể từ năm 1981, JECFA xác định, Aspartame là an toàn để tiêu thụ trong giới hạn hàng ngày được chấp nhận. Quan điểm của JECFA đã được chia sẻ rộng rãi bởi các cơ quan quản lý ở một số quốc gia, bao gồm Mỹ và châu Âu.
Aspartame được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 như một chất tạo ngọt cho thực phẩm cũng như trong các loại thức uống giải khát có gas dành cho người ăn kiêng, trong kẹo cao su, ngũ cốc ăn sáng và cả thuốc ho.
Năm 1981, JECFA từng cho rằng aspartame an toàn nếu con người tiêu thụ một lượng hợp lý hằng ngày.