Cảnh báo tình trạng 'SỐT NHIỄM KHUẨN' ở trẻ hậu COVID-19

Tin y tế 26/03/2022 19:06

Sốt nhiễm khuẩn không có triệu chứng đặc trưng mà phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ bị sốt nhiễm khuẩn, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn với cảm cúm khiến tình trạng bệnh của trẻ diễn tiến nặng.

Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, theo BS nhi khoa Trần Thanh Hòa, tình trạng sốt nhiễm khuẩn diễn ra khá phổ biến và thường ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.

Sốt nhiễm khuẩn không có triệu chứng đặc trưng mà phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ bị sốt nhiễm khuẩn, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn với cảm cúm khiến tình trạng bệnh của trẻ diễn tiến nặng.

Trường hợp trẻ bị sốt nhiễm khuẩn kéo dài, nếu không được xử trí đúng cách, bé có thể bị co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cảnh báo tình trạng 'SỐT NHIỄM KHUẨN' ở trẻ hậu COVID-19 - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Sốt nhiễm khuẩn xuất hiện ở lứa tuổi nào? 

Sốt nhiễm khuẩn có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, xuất hiện quanh năm.

- Sốt nhiễm khuẩn không có các triệu chứng đặc trưng mà còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn bệnh gây ra. Ví dụ: Sốt nhiễm khuẩn huyết sẽ có các triệu chứng như: Sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, thở gấp, nhịp tim nhanh, hạ đường huyết, tiêu chảy...

- Sốt nhiễm khuẩn được chẩn đoán bệnh theo loại vi khuẩn gây ra, ví dụ như vi bệnh sốt thương hàn là do vi khuẩn thương hàn gây ra...

- Tình trạng sốt nhiễm khuẩn có thể là do các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau gây ra, chính vì vậy việc điều trị bệnh tình đúng cách cũng còn phải dựa vào chẩn đoán bệnh từ các bác sĩ.

Biểu hiện mắc sốt nhiễm khuẩn ở trẻ

Trẻ biếng ăn hoặc ít bú.

Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, da trở nên xanh hơn.

Trẻ bị ho và kèm theo các dấu hiệu khác như tiêu chảy, chảy mũi, thở khò khè.

Khi bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trở nặng, trẻ sẽ có các dấu hiệu nguy hiểm như:

Trẻ thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực.

Không bú, bú ít hoặc không ăn uống được.

Nôn hết tất cả, kể cả nước.

Co giật, tím tái, ngủ li bì hoặc rất khó để đánh thức trẻ.

Trẻ thở bất thường.

Suy dinh dưỡng nặng.

Cảnh báo tình trạng 'SỐT NHIỄM KHUẨN' ở trẻ hậu COVID-19 - Ảnh 2
Dấu hiệu bất thường ở trẻ - Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Để nhận biết được trẻ thở bất thường hay không, phụ huynh cần đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút bằng đồng hồ kim giây khi trẻ nằm yên, không quấy khóc. Trẻ thở nhanh khi:

Nhịp thở trên 60 lần/phút đối với trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi.

Nhịp thở trên 50 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.

Nhịp thở trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi.

Cần làm gì khi trẻ bị sốt nhiễm khuẩn

Cha mẹ cần quan sát khi trẻ hít vào thở ra, phần dưới lồng ngực sẽ bị lõm vào hay nở ra như bình thường. Dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực là trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, kháng sinh (trong trường hợp cần thiết) theo chỉ định của bác sĩ.

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế thường xuyên để xác định bé có hạ sốt hay không (khoảng 30 phút 1 lần).

Lau người bằng khăn ấm để trẻ nhanh hạ sốt.

Bổ sung đủ nước, điện giải cho trẻ.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên khi bị sốt, nếu trẻ có các triệu chứng nặng cần đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày 26/3, cả nước ghi nhận 103.126 ca nhiễm mới, có 70.760 ca trong cộng đồng

Tính từ 16h ngày 24/3 đến 16h ngày 26/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 103.126 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 103.124 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.833 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 70.760 ca trong cộng đồng).

TIN MỚI NHẤT