Đây là cảnh báo lần 3 của tổ chức Y tế thế giới về loại siro ho có chất độc hại sản xuất tại Ấn Độ.
- Đi bơi mùa hè: Chuyên gia cảnh báo chú ý nồng độ hóa chất tại bể bơi, tránh gặp rủi ro đáng tiếc
- Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 5 khi đã tiêm xong mũi 4?
Theo thông tin từ VTV, đây là cảnh báo thứ ba trong vòng 7 tháng đối với mặt hàng này, với các trường hợp trước đó đã được xác định ở Gambia và Uzbekistan.Theo thông tin từ VTV, đây là cảnh báo thứ ba trong vòng 7 tháng đối với mặt hàng này, với các trường hợp trước đó đã được xác định ở Gambia và Uzbekistan.
WHO cho biết, các phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng của Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu của Australia đã phát hiện siro Guaifenesin - được sử dụng để giảm tức ngực và giảm ho - có chứa "lượng diethylene glycol và ethylene glycol không thể chấp nhận được".
WHO cảnh báo lần ba về siro ho của Ấn Độ có chất độc hại ảnh 1Đây là những chất tương tự được tìm thấy trong loại siro được cho là có liên quan đến cái chết của 70 trẻ em ở Gambia và 18 trẻ em ở Uzbekistan do tổn thương thận cấp tính.
Cảnh báo kêu gọi người dân không sử dụng loại siro nêu trên đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất kiểm tra những nguyên liệu thô được sử dụng trong siro trước khi đưa vào công thức sản xuất.
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống trước đó, ên sản phẩm Nhà chế tạo Quốc gia bị ảnh hưởng Khu vực1 Promethazine Oral Solutinon.
Theo rà soát của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), 14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.
Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương triển khai các hoạt động.
Phổ biến, thông báo cho các cơ sở y tế, cơ sở dược trên địa bàn, các khoa, phòng tại đơn vị biết về các thông tin cảnh báo đối với 14 sản phẩm siro ho nêu trên để khuyến cáo về tác hại nghiêm trọng nếu sử dụng sản phẩm và nghiêm cấm sử dụng.
Tăng cường tuyên truyền trên địa bàn và tại đơn vị về việc không sử dụng các thuốc không được cấp phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dược việc lưu hành các sản phẩm này nói riêng và các thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cấp phép lưu hành nói chung trên thị trường.
Kết quả kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có), đề nghị Sở Y tế báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược).