Được biết trước đó, người phụ nữ có sử dụng một số loại hoa quả quen thuộc như chuối, táo nhưng 10 phút sau đó thì gặp tình trạng như trên.
- Sơn La: Thương tâm hai nữ sinh ăn nhầm lá ngón, một em không qua khỏi
- Xác định danh tính của người thuê nhà mở trung tâm thẩm mỹ khiến cô gái 25 tuổi tử vong khi đi ‘đốt mỡ’ làm đẹp ở TPHCM
Theo Báo Sức khỏe và đời sống cho hay, bệnh nhân N.T.H (78 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP Vinh) nhập viện trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ đã phát hiện dị vật mắc ở thanh quản. Ngay lập tức bệnh nhân được lấy dị vật, kiểm soát hô hấp, tuần hoàn.
Người nhà bệnh nhân cho biết, sau khi ăn một số hoa quả như táo và chuối thì bà có biểu hiện tím tái, hôn mê và được đưa tới Bệnh viện ĐKTP Vinh để cấp cứu.
BS. Nguyễn Đình Hậu - Khoa Thường trực Cấp cứu khuyến cáo: "Ở người cao tuổi, sự phối hợp các chức năng ở họng khi nuốt hay bị mất sự điều hành nhịp nhàng. Điều này làm cho thức ăn dễ rơi vào khí quản, khiến bệnh nhân khó thở dữ dội, tức ngực, ho nhiều nhằm tống dị vật ra khỏi đường thở. Nếu dị vật không ra được, bệnh nhân sẽ suy hô hấp.
Do đó bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi nên ăn uống đúng cách, không được nằm khi ăn uống, ăn miếng nhỏ, mềm, nuốt từ từ... tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra như trường hợp trên.
Theo Dân Trí, trước đó, một người đàn ông tại Hà Nội cũng đã phải nhập viện vì sặc khi đang ăn thịt gà.
Cụ thể, trước khi vào bệnh viện khoảng 1 tháng, bệnh nhân bị sặc khi đang ăn thịt gà. Sau sặc, bệnh nhân đau ngực phải âm ỉ, dai dẳng, đau ngực kèm theo sốt và khó thở tăng dần.
Bệnh nhân tự dùng thuốc giảm đau, hạ sốt tại nhà nhưng triệu chứng không đỡ ít, đi khám được chụp X-quang ngực quy ước và cắt lớp vi tính lồng ngực, phát hiện tổn thương đông đặc thùy dưới phải, tràn dịch khoang màng phổi phải mức độ ít nên vào Bệnh viện Quân y 103 để điều trị.
Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán: Dị vật phế quản thùy dưới phổi phải biến chứng viêm phổi dưới chít hẹp, kèm theo tràn dịch màng phổi phải.
Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tích cực, khi tình trạng nhiễm trùng ổn định, bệnh nhân được nội soi phế quản ống mềm, phát hiện dị vật là mảnh mỏ gà có kích thước lớn, hình dạng 3 cạnh thành sắc trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải, một cạnh găm vào thành phế quản.
Xử trí thế nào khi bị hóc, sặc dị vật?
- Đối với trẻ em: không để các vật dụng, đồ chơi, đặc biệt loại có kích thước nhỏ gần trẻ khi không có người lớn bên cạnh. Cẩn thận trong việc ăn uống của trẻ, không được bịt mũi để ép trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn trong khi đang ngủ, không cho trẻ ăn các loại thức ăn có hạt dễ hóc như na, lạc, quất, hạt bí… Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.
- Người lớn: Tránh các tập quán ăn uống không tốt như ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa…
Biện pháp xử trí tức thì khi xảy ra dị vật đường thở: làm nghiệm pháp Hemlich, khai thông đường hô hấp khi bị dị vật dường thở. Với trẻ lớn hoặc người lớn thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở 3 tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm.
- Hemlich tư thế nằm: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang một bên, 2 bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái/lần) để ép phổi, với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng thời đẩy cả dị vật ra ngoài thanh môn.
- Hemlich ngồi hoặc đứng: Người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4 - 5 cái 1 lần).
Nếu nghiệm pháp Hemlich 3 lần không thành công, lập tức hô hấp nhân tạo ngay với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường thở phần nào được lưu thông và nhanh chóng chuyển bệnh nhân bị dị vật đường thở đến bệnh viện.