Thời gian theo dõi tiêm chủng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở trẻ sẽ kéo dài 28 ngày. Đặc biệt, trong 7 ngày đầu cần chú ý tới những dấu hiệu dưới đây:
Sốc phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ nhỏ khiên phụ huynh lo lắng vì nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng nôn mửa, sốt cao,... thậm chí là tử vong.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trẻ cần phải dõi ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm. Thời gian theo dõi tiêm chủng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ kéo dài 28 ngày. Đặc biệt, trong 7 ngày đầu cần chú ý tới những dấu hiệu sau:
- Ở miệng: Có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi
- Ở da: Có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da
- Ở họng: Có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó
- Về thần kinh: Có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hô mê, co giật;
- Về tim mạch: Có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
- Đường tiêu hoá: Có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
- Đường hô hấp: Có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái
- Toàn thân: Chóng mặt, chóng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hoặc nhiều điểm không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, BS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết vẫn có cách phát hiện phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine:
Quan trọng nhất trong xử trí phản vệ là phải chẩn đoán sớm và xử trí đúng. Bệnh nhân gặp phản ứng phản vệ hầu như không thể tử vong, nếu được chẩn đoán ngay từ đầu và xử trí chính xác.
Để biết thế nào là phản vệ, cần nhận biết về triệu chứng và diễn biến của tình trạng này. Phản vệ cũng chia thành 4 độ:
- Độ I: Nổi ban đỏ từng điểm, từng đám, rồi lan rộng, phù mí mắt, phù mặt...
- Độ II: Xuất hiện thêm khó thở, thở rít, hoặc đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
- Độ III: Tiếp tục xuất hiện tình trạng huyết áp tăng (> 140/90mmHg) hoặc tụt (<90/60 mmHg), hoặc rối loạn ý thức (lơ mơ, nói sảng, vật vã...)
- Độ IV: Mất ý thức, ngừng tim, ngừng thở.